Khoa học & Công nghệ Khoa học & Công nghệ

Tận tâm với khoa học - Tận lực với Liên hiệp Hội

Cập nhật lúc:   14:28:47 - 29/07/2020 Số lượt xem:   394 Người đăng:   Administrator
TS Vương Hữu Nhi (đứng giữa) Chủ trì Hội thảo “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh Hội thi STKT tỉnh Đắk Lắk”  (tổ chức ngày 17/7/2020) TS Vương Hữu Nhi (đứng giữa) Chủ trì Hội thảo “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh Hội thi STKT tỉnh Đắk Lắk” (tổ chức ngày 17/7/2020)
Sinh ra tại Bình Định, lập nghiệp ở Đắk Lắk, Dẫu không phải là nơi “chôn nhau cắt rốn”, nhưng với Tiến sĩ Vương Hữu Nhi - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk luôn xem Đắk Lắk là quê hương thứ hai để an cư lạc nghiệp, đóng góp công sức, trí tuệ của mình, góp phần xây dựng và phát triển vùng đất Tây nguyên của tỉnh nhà.
Cơ duyên với Đắk Lắk
Qua tâm sự, mới biết “cơ duyên” lập nghiệp của TS Vương Hữu Nhi tại Đắk Lắk.Vương Hữu Nhi, sinh ra và lớn lên ở xã Cát Hanh (Phù Cát- Bình Định) gia đình ông có truyền thống hoạt động cách mạng và tinh thần hiếu học… Quê hương thuần túy nông nghiệp, có địa danh chợ Gồm nổi tiếng với những đặc sản của huyện Phù Cát được bán vào các ngày họp chợ của phiên. Và ngã ba chợ Gồm là nơi giao thương tấp nập của tỉnh Bình Định và các tỉnh bạn (Quảng Nam,Quảng Ngãi, Gia Lai, Kontum, Phú Yên, Khánh Hòa). Cát Hanh là xã được vinh danh là xã anh hùng  thời kỳ chống Mỹ và hiện nay là xã Nông thôn mới ( công nhận năm 2019)
Trước năm 1975, cha của ông tham gia hoạt động cách mạng ở vùng Tây Nguyên. Sau ngày cách mạng giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975,  tiếp tục công tác ở huyện Krông Búk – Đắk Lắk. Lo sợ trong thời bao cấp khó khăn, tốt nghiệp cấp 2 ít có cơ hội học tiếp cấp 3 (THPT) cho nên cha của ông đã đưa ông lên học cấp 3 trường PTTH Krông Búk (huyện Krông Búk – Đắk Lắk).
Vương Hữu Nhi, trải lòng: “Là con nông dân, hình ảnh cây lúa, cây sắn, cây bắp đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi. Năm học lớp 12 tôi ước mơ làm kỹ sư nông nghiệp. Bạn cùng lớp biết sở thích của tôi và khuyên nộp đơn thi vào trường Đại học Nông nghiệp Thủ Đức (Nay là Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)…nhưng tôi quan niệm học nơi đâu chẳng được, chương trình đại học như nhau, chủ yếu là lực học của mình. Hơn nữa những năm tháng sống ở Tây Nguyên, tình đất, tình người dần thấm đượm trong tôi...và tôi chọn Đại học Nông –Lâm Tây Nguyên để thi.
Là sinh viên có thành tích học tập loại giỏi nên năm học cuối, Vương Hữu Nhi được nhà trường chọn làm đề tài để tốt nghiệp. Năm 1986 ông tốt nghiệp Đại học Nông-Lâm Tây Nguyên…ông tham gia công tác ở Phòng Nông nghiệp huyện Krông Năng- Đắk Lắk. Năm 1998 Vương Hữu Nhi làm Nghiên cứu sinh ở Viện Khoa học Lâm nghiệp Hà Nội. Năm 2003 ông bảo vệ thành công chương trình với học hàm Tiến sĩ Nông nghiệp…
Năm 2005, TS Vương Hữu Nhi được điều động về công tác ở Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk. Năm 2011 đến tháng 7/2018, ông được điều động về làm Phó Giám đốc sở Khoa học &Công nghệ tỉnh Đắk Lắk…quá trình công tác, bằng sự năng động, nhiệt tình và úy tín TS Vương Hữu Nhi kiêm thêm các nhiệm vụ khác: Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn sở, kiêm Phó chủ tịch Liên Hiệp Hội Đăk Lăk.
Tại Hội nghị BCH Liên hiệp Hội Đắk Lắk lần thứ 4, Khóa IV (2016-2021) đã  bầu TS Vương Hữu Nhi, làm Chủ tịch Liên hiệp hội Đắk Lắk…quá trình công tác từ năm 2016-2019, ông được đánh giá xếp lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đánh giá về TS Vương Hữu Nhi, ông Y Giang Gry Niê Knơng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Tuy không phải là gốc người bản địa Đắk Lắk nhưng TS Nhi luôn nhiệt tình công tác, nhất là lĩnh vực Khoa học công nghệ. Liên hiệp Hội ngày một khởi sắc trong đó vai trò “thủ lĩnh” của ông rất lớn- Chúng tôi đãnh giá cao về anh.”
TS Vương Hữu Nhi (người đứng) Chủ trì cuộc họp với các nhà khoa học ĐĂKLĂK

Tận tâm với khoa học – Tận lực với Liên hiệp hội
Được biết thời gian công tác ở Sở KH&CN Đắk Lắk, TS Vương Hữu Nhi đã xây dựng được 06 doanh nghiệp KH&CN; Tham mưu UBND tỉnh đặt hàng Bộ Bộ KH&CN và được Bộ KH&CN phê duyệt 22/30 nhiệm vụ với tổng kính  phí  trên 84 tỷ đồng; Xây dựng kế hoạch xin chủ trương UBND tỉnh cho phép được thỏa thuận với UBND các huyện giao đất, lập dự án xây dựng các trạm thực nghiệm cấp huyện (có 13 huyện giao đất để xây đựng dự án xây Trạm thực nghiệm); Xây dựng các gian hàng giới thiệu các sản phẩm KHCN cho người dân tiếp cận; tuyên truyền bằng nhiều kênh thông tin về ứng dụng tiến bộ KH-KT và sản xuất; Xây dựng các mô hình trình diễn để nhân dân tiếp cận tiến bộ KH&CN để từ đó nhân rộng mô hình ở địa phương.góp phần phát triển kinh tế, xã hôi, ổn định an ninh quốc phòng…
Đặc biệt từ khi làm “Thuyền trưởng” Liên hiệp Hội TS Vương Hữu Nhi, cùng Thường trực Liên hiệp Hội từng bước xây dựng Phòng ban chuyên môn Liên hiệp Hội hoạt động có chất lượng và được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từng năm.
Dấu ấn tại Lễ Tổng kết trao giải Cuộc thi Sáng TTN&NĐ lần thứ 7 (2018-2019) do TS Nhi viết kịch bản và được truyền hình trực tiếp được nhân dân khen ngợi và được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Đồng thời đạt 02 giải Nhất Cuộc thi toàn quốc,. được Hội đồng thi đua khen thưởng của Quốc gia tặng Bằng khen cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cuộc thi và Bằng khen đơn vị dẫn đầu.
Ngoài ra anh đã chủ động xây kế hoạch triển khai Quyết định 28/2016/QĐ-UBND, ngày 01/7/2016 về công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các công trình, dự án quan trọng đến UBND 15 huyện, thị xã và thành phố, theo đó ông tổ chức thành công Hội nghị giao ban và ký ký kết hoạt động 05 Liên hiên Hội khu vực Tây Nguyên (Đắk Lắk; Đắk Nông; Kon Tum; Lâm Đồng; Gia Lai) Theo nguyện vọng ông, trong thời gian tới Liên hiệp Hội Đắk Lắk sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị giao ban Liên hiên Hội khu vực Tây Nguyên và Miền Trung.
Riêng năm 2019 anh cùng tập thể lãnh đạo Liên hiệp Hội đã chỉ đạo và thành lập Hội đồng khoa học phản biện được 04 dự án, tổ chức  06 cuộc hội thảo khoa học tầm khu vực Miền trung và Tây Nguyên.
Trong quá trình công tác, TS Vương Hữu Nhi được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen (năm 2018), giải thưởng “Trí thức tiêu biểu (năm 2016)  và nhiều khen thưởng có giá trị do các cấp trao tặng. Đồng thời ông có rất nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã và đang áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn, các sáng kiến tiêu biểu như: Nâng cao kiến thức Quản lý khoa học và công nghệ địa phương; Kiện toàn bộ máy Liên hiệp Hội tỉnh Đắk Lắk; Huy động nguồn nhân lực, tài lực, xã hội hóa hoạt động khoa học…
TS. Vương Hữu Nhi bộc bạch, làm khoa học luôn phải tận tâm, tận lực, là người đứng đầu cơ quan, chí ít mình phải thể hiện hết trách nhiệm, đồng thời phải quan tâm đến đời sống của cán bộ CNV và phải tìm nhiều nguồn “Nguyên liệu khoa học công nghệ” để cơ quan có hoạt động…
Nói về TS Vương Hữu Nhi, GS TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá ông là người hoạt động rất năng nổ, tạo ra nhiều hoạt động có ý nghĩa để đóng góp cho sự phát triển tổ chức Liên hiệp Hội địa phương và phát triển khoa công nghệ tỉnh Đắk Lắk ./.
                                                            Tác giả bải và ảnh: Huỳnh Đức Thế
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 15
accessibility Hôm qua: 70
account_circle Trong tháng: 274.851
account_box Trong năm: 23.474
supervisor_account Tổng truy cập: 3.163.794