Phú Yên: Học sinh lớp 10 sáng tạo thiết bị đo khí độc

Cập nhật lúc:   15:52:07 - 28/01/2019 Số lượt xem:   678 Người đăng:   Administrator
Trần Viết Lân (Bên phải) cùng thầy hướng dẫn Trần Hoàn Vũ với dự án “Thiết bị BĐKĐHGSTX” Trần Viết Lân (Bên phải) cùng thầy hướng dẫn Trần Hoàn Vũ với dự án “Thiết bị BĐKĐHGSTX”
Giải pháp “Thiết bị bay đo khí độc hại giám sát từ xa (BĐKĐHGSTX)” do Trần Viết Lân, học sinh lớp 10A trường THPT Trần Phú, huyện Tuy An, Phú Yên vừa được BTC Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Tỉnh đánh giá cao và trao giải Nhì; đây là một giải pháp nhằm hỗ trợ con người tiếp cận với các vùng đất mới nghi có khói độc.
Trao đổi về giải pháp dự thi của mình, Trần Viết Lân chia sẻ: Đam mê nghiên cứu khoa học làm em rất hứng thú, từ nhỏ em đã say mê mày mò các loại máy móc, thiết bị trong nhà. Nhiều đồ chơi, một số vật dụng trong nhà khi ba mẹ mua về, em tháo ra để khám phá, rồi tự lắp ghép lại. Không chỉ nghiên cứu, mày mò lắp ráp các đồ dùng, em rất thích đọc các tin tức về thiên văn học và vũ trụ. Biết được thông tin trong quá trình khám phá các vùng đất mới, một số nhà khoa học đã tử vong do bị ngạt khí độc, cho nên em ấp ủ ý định chế tạo một thiết bị BĐKĐHGSTX.

Đây là giải pháp này được em nung nấu ý tưởng từ hè năm học vào lớp 10, nhưng đến 6 tháng sau, em mới hoàn thành được dự án. Vì chưa từng trải qua lớp đào tạo nào về lập trình nên em đã gặp một số khó khăn khi bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Hoàn Vũ, giáo viên môn Vật lý, em “đào sâu” kiến thức đã học; đồng thời nghiên cứu thêm các tài liệu trên internet, dựa vào các sản phẩm đã có để chế tạo dự án mang dấu ấn cho riêng mình”.

Nói về nguyên lý hoạt động của thiết bị, Lân cho biết: Điều khiển thiết bị bay hoạt động thông qua bộ điều khiển sóng 2.4Ghz, cân bằng độ cao nhờ hệ thống định vị GPS. Thiết bị bay có thể tự quay về vị trí cất cánh và tự quay về vị trí cất cánh khi bị mất sóng. Còn thiết bị đo khí độc hại dùng mạch arduino. Thiết bị này có thể đo đạc những thông số như: CO, CH4, chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm của môi trường. Tín hiệu đo được gửi về smart phone thông qua sóng wifi...

Thiết bị BĐKĐHGSTX có khả năng bay tầm xa và tầm cao khoảng 2.000m. Em đã thử cho thiết bị này bay xung quanh một nhà máy thải ra khói và thiết bị đã gửi về những thông số đo đạc được. “Mục tiêu của thiết bị này nhằm thay thế con người tiếp cận với các vùng nghi có khí độc hại trong quá trình nghiên cứu. Tổng chi phí làm ra thiết bị này khoảng 3,9 triệu đồng trong khi giá thành thì trường có thể lên đến vài chục triệu đồng. Với giá thành rẻ như vậy, em tin rằng sản phẩm này có khả năng nhân rộng và mang lại hiệu quả thực tế”.

Được biết, ở năm học lớp 8, Trần Viết Lân cũng có một giải pháp sáng tạo “Dàn phơi đồ thông minh” và đạt giải khuyến khích tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. Với Lân được nghiên cứu, sáng tạo luôn làm em rất hứng thú và ham muốn và em nói với chúng tôi rằng. Em sẽ tiếp tục nghiên cứu và sáng tạo ra nhiều giải pháp để mỗi năm đều có giải pháp tham dự Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật cấp Tỉnh. Cuộc thi thực sự giúp em trưởng thành hơn rất nhiều, đã khơi dậy tư duy sáng tạo, giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng để trở thành những người sáng chế trong tương lai.

Theo thầy Trần Hoàn Vũ, giáo viên môn Vật lý, người hướng dẫn em thực hiện giải pháp thiết bị BĐKĐHGSTX: Lân là học sinh rất sáng tạo trong giải pháp của mình. Cứ sau mỗi buổi học, Lân thường đến sớm hơn và về muộn hơn các bạn để dành thời gian để làm sản phẩm của riêng mình. Qua mỗi lần chỉnh sửa dự thi, thiết bị BĐKĐHGSTX của em càng được hoàn thiện hơn. Đây là sản phẩm có tính ứng dụng thực tế cao.
 
Tác giả bài viết: Thùy Trang
Nguồn: www.vusta.vn ngày 28/01/2019
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 53
accessibility Hôm qua: 92
account_circle Trong tháng: 275.299
account_box Trong năm: 23.922
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.242