Sáng tạo kỹ thuật Sáng tạo kỹ thuật

Tiền Giang: Nhiều giải pháp sáng tạo đạt giải có tính ứng dụng cao

Cập nhật lúc:   14:40:20 - 21/01/2019 Số lượt xem:   773 Người đăng:   Administrator
Thiết bị cảnh báo phòng, chống lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt giải Nhất Thiết bị cảnh báo phòng, chống lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt giải Nhất
Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang lần thứ XI (2017-2018) thu hút 107 mô hình, sản phẩm tham dự. Trong đó, Ban Tổ chức đã xét chọn 29 mô hình, sản phẩm.
Theo Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh, Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang lần thứ XI thu hút 107 mô hình, sản phẩm từ 11 huyện, thị, thành tham dự, thuộc 5 lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập; Phần mềm tin học; Các sản phẩm thân thiện với môi trường; Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Trong đó, có 29 mô hình, sản phẩm tiêu biểu (đáp ứng các tiêu chí về tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng) được xét chọn để trao giải thưởng, gồm: 3 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 20 giải Khuyến khích. Theo đánh giá của Ban tổ chức, nhìn chung các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi năm nay chất lượng được nâng lên rõ rệt về tính mới, tính sáng tạo cũng như khả năng ứng dụng.

Trong số các giải pháp đạt giải, có một số giải pháp được Ban Tổ chức đánh giá cao về tính sáng tạo, khả năng ứng dụng, đặc biệt là thân thiện với môi trường như: Mô hình tấm chắn sóng tạo điện; Thiết bị cảnh báo phòng, chống lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long (đạt giải Nhất cấp tỉnh); Những cái chai đáng yêu (đạt giải Nhì cấp tỉnh và giải Ba Cuộc thi toàn quốc); Chiếc bẫy đa năng (đạt giải Ba cấp tỉnh); Ba lô đến trường (đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh và giải Ba toàn quốc)…

Trong đó, “Mô hình tấm chắn sóng tạo điện”, tác giả là em Ngô Lương Phong Vinh (học sinh lớp 71, trường THCS Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Theo em Vinh, nhận thấy tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra với nhiều nguyên nhân như: Tình trạng khai thác cát quá mức, do sự va đập của sóng nước khi tàu thuyền đi qua và do tác động của dòng chảy... Từ đó, em nảy sinh ý tưởng sáng tạo ra “Mô hình tấm chắn sóng tạo điện” vừa giúp làm giảm áp lực va đập của sóng nước gây sạt lở bờ sông; đồng thời, tận dụng lực tác động từ sóng nước để biến động năng thành điện năng. Được biết, em Vinh đã nhiều năm liền tham dự Cuộc thi và năm nào em cũng có sản phẩm đạt giải.

TS. Nguyễn Văn Khang – Chủ tịch Liên hiệp Hội, Trưởng ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh cho biết, sau 10 lần tổ chức Cuộc thi ở 1 cấp (cấp tỉnh), năm 2018, theo đề xuất của Liên hiệp Hội, UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất chủ trương cho tổ chức Cuộc thi ở 2 cấp (cấp tỉnh và cấp huyện). Cuộc thi lần thứ XI, cấp huyện thu hút 1.405 mô hình, sản phẩm dự thi; các huyện, thị, thành đều tổ chức lễ tổng kết và trao thưởng cho 183 mô hình, sản phẩm. Vận dụng Thông tư 27/2018/TT-BTC, giá trị giải thưởng được nâng lên rất nhiều so với các năm trước nên có tác dụng khuyến khích các địa phương, các tác giả tham gia Cuộc thi đông đảo. 
 
Tác giả bài viết: Huỳnh Văn Xĩ
Nguồn: www.vusta.vn ngày 15/01/2019
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 6
accessibility Hôm qua: 100
account_circle Trong tháng: 268.748
account_box Trong năm: 20.508
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.828