Sáng tạo kỹ thuật Sáng tạo kỹ thuật

Người Sáng tạo ra phân bón từ phế thải hữu cơ

Cập nhật lúc:   08:46:53 - 15/06/2020 Số lượt xem:   2029 Người đăng:   Administrator
Cô giáo Huỳnh Thị Chung ( bên phải) nhận giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 8 năm 2019 Cô giáo Huỳnh Thị Chung ( bên phải) nhận giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 8 năm 2019
Là nữ giáo viên dạy Vật lý, nhưng cô Huỳnh Thị Chung (40 tuổi) trường THCS Lý Tự Trọng (P.8-TP. Tuy Hòa) rất đam mê sáng tạo khoa học công nghệ. Tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ 8, cô giáo Chung đã tham dự với giải pháp “Sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ phế thải thủy sản và vỏ thơm” được Hội đồng giám khảo đánh giá cao.
Ấp ủ sáng tạo
Cô giáo Huỳnh Thị Chung, chia sẻ “Những lần đi chợ Tuy Hòa hay chợ Tân Hiệp (P.2- TP Tuy Hòa) đến khu vực mua bán cá thấy bà con mình thải ra phế phẩm  như: nội tạng, mang, vảy, vây…hay vào những vụ thu hoạch trái thơm, đến gian hàng trái cây thì thấy người bán gọt vỏ thơm thải ra hàng bao tải, đã tạo ra môi trường chợ có phần còn hạn chế” ; “Trong tôi mãi suy nghĩ mình sẽ cố gắng nghiên cứu ra một giải pháp nào đó để tận dụng các chất phế phẩm này làm ra một sản phẩm khác hữu ích cho cộng đồng, dẫu biết mình không là kỹ sư chuyên môn về hóa học”. Cô giáo Chung giải bày thêm.
Cô giáo Chung, đem ý tưởng sáng tạo làm phân bón  hữu cơ từ phế phẩm của cá biển và vỏ thơm chia sẻ với các đồng nghiệp ở trường thì  được các thầy, cô giáo động viên ủng hộ. Đặc biệt với gia đình thì được chồng (kỹ sư điện Đặng Như Ý) thống nhất và sẵn sàng  kiêm thêm việc “Bếp núc” để cho vợ có thời gian trải lòng đam mê triển khai ý tưởng sáng tạo. Kỹ sư Đặng Như Ý, thổ lộ “ Từ đầu nghe vợ nói ý tưởng sáng tạo, tôi lo lắng khó có thể thực hiện,vì vợ là giáo viên dạy môn vật lý…nhưng ra mặt ủng hộ để tăng thêm tự tin. Không ngờ ý tưởng sáng tạo giải pháp có kết quả tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh vừa qua. Đây là niềm vui lớn của vợ và của gia đình”
Được biết khi bắt tay thực hiện ý tưởng sáng tạo giải pháp  làm phân hữu cơ sinh học từ vây, mang, vảy cá và vỏ thơm, cô giáo Chung cũng gặp không ít lần thất bại khi làm thử nghiệm. Và vui nhất là “câu chuyện” những chị em hàng cá hay dò xét mỗi khi cô Chung  đến chợ mua hoặc xin phế phẩm của cá và thơm. Cô Chung chỉ trả lời khi một ai đó hỏi “ Dạ- em xin về nấu cho mấy con gà đá của ông xã ăn cho nó sung…”.
Cô giáo Huỳnh Thị Chung cùng sản phẩm phân bón hữu cơ

Thỏa lòng ý tưởng
Cô giáo Huỳnh Thị Chung cho biết “Bản chất của giải pháp kỹ thuật là cho Enzyme bromelain trong vỏ thơm được thủy phân của Protein có trong thủy hải sản” Còn về quy trình kỹ thuật, cô giáo Chung “bật mí”: Đầu tiên nghiền nhỏ phế thải thủy hải sản chung với vỏ thơm và nước với tỉ lệ 1:1:2 ( 1phế phẩm cá+1 phế phẩm vỏ thơm+ 2 phần nước). Nguyên liệu nội tạng cá và vỏ thơm được nghiền nhỏ với mục đích tăng diện tích tiếp xúc giữa 02 nguyên liệu cũng như tạo điều kiện cho Enzyme bromelain trong vỏ thơm thủy phân Protein có trong thủy hải sản.
Tiếp theo đem nguyên liệu ủ thời gian 3 giờ với độ 55 độ C, đây là điều kiện quan trọng của Enzyme  làm tăng hiệu suất tối đa cho quá trình thủy phân Protein tạo thành nguồn Acid amin để tạo nguồn dinh dưỡng Nitơ khi bón, tưới cây trồng.
Giai đoạn cuối cùng là đun nấu sôi, để nguội... lắng lọc sản phẩm hỗn hợp thành phân ra làm hai loại. Loại phân dạng lỏng (nước) sẽ được sủ dụng đề bón lá cho cây trồng, đặc biệt là rau ăn lá. Bã còn lại sẽ được sử dụng để làm phân bón đất trồng.
Thầy Ngô Thanh Việt- Hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng, vui mừng “ Cô giáo Huỳnh Thị Chung chưa đạt giải cao Hội thi STKT vừa qua. Nhưng đó là nguồn động viên khích lệ tinh thần thi đua sáng tạo kỹ thuật của thầy cô giáo ở trường. Chúng tôi rất vui và sẽ vận động giáo viên, học sinh của trường tiếp tục tham gia các kỳ Hội thi và Cuộc thi của tỉnh trong năm 2020”
Giải pháp mô hình “Sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ phế thải thủy sản và vỏ thơm” đã đáp ứng mục tiêu, nội dung Hội thi đề ra. Nhất là vấn đề môi trường trong việc xử lý phế phẩm thủy sản, vỏ thơm nói riêng và vỏ trái cây nói chung...ở các chợ hiện nay. Quy mô hơn trong tương lai giải pháp này sẽ áp dụng cho các nhà máy chế biến thủy hải sản hoặc nhà máy sản xuất nước uống trái cây ở tỉnh - KS Lê Văn Thứng- Thành viên Hội đồng giám khảo Hội thi
Bài và ảnh Huỳnh Đức Thế
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 78
accessibility Hôm qua: 93
account_circle Trong tháng: 268.720
account_box Trong năm: 20.480
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.800