Sáng tạo kỹ thuật Sáng tạo kỹ thuật

Tuổi nhỏ - Ý tướng sáng tạo lớn

Cập nhật lúc:   14:30:14 - 24/08/2021 Số lượt xem:   605 Người đăng:   Administrator
Sản phẩm “Dụng cụ nhổ sắn mì” ứng dụng vào thực tế Sản phẩm “Dụng cụ nhổ sắn mì” ứng dụng vào thực tế
Trần Minh Tiến và Ngô Tấn Phát (14 tuổi) đôi bạn chung lớp 8B, trường Trung học cơ sở (THCS) Hùng Vương (phường 5-TP Tuy Hòa-Phú Yên) có ý tưởng sáng tạo kỹ thuật ra sản phẩm “Dụng cụ nhổ cây sắn (mì)” để tham gia Cuộc thi Sáng tạo TTN&NĐ tỉnh Phú Yên lần thứ 6 (2020-2021).
Vì giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, chúng tôi chỉ đàm thoại với 2 em Trần Minh Tiến và Ngô Tấn Phát qua ứng dụng Zaloo và Messeger của thoại di động để tìm hiểu niềm đam mê sáng tạo của hai em.
Ý tưởng sáng tạo từ cuộc sống
Qua trao đổi được biết 2 em (Tiến và Phát) tuy là cư ngụ ở phường 9 thuộc thành phố Tuy Hòa, nhưng nơi em ở là vùng ven đô. Thu nhập kinh tế của người dân nơi đây bằng sản xuất bằng nhiều nghề như: trồng hoa, cây kiểng và trồng cây công nghiệp ngắn ngày (khoai, sắn…)
Trần Minh Tiến (thứ 2, trái sang) đang hoàn chỉnh “Dụng cụ nhổ sắn mì

Trần Minh Tiến, chia sẻ: “Thấy các cô, chú khi thu hoạch sắn mì phải khom lưng nhổ rất vất vả và tốn sức lực nhiều. Đặc biệt là được học và được xem các chương trình khoa học về việc con người sử dụng đòn bẩy. Chúng em bàn bạc làm sao để có được một dụng cụ nhổ sắn bằng dụng cụ đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm, giảm sức lực lao động nhưng tăng năng suất thu hoạch”; “ Chúng em bắt tay vẽ bản thảo kỹ thuật, tính toán về kích thước của cánh tay đòn rồi nhờ thầy, cô góp ý thêm. Sau đó chúng em tìm kiếm vật liệu và thiết bị phù hợp với các dữ liệu để làm ra sản phẩm như mong muốn”. Học sinh Tiến và Phát cho biết thêm.
Được biết khi sản phẩm hoàn thành để kiểm định lại hiệu quả, Tiến và Phát đem “Dụng cụ nhổ sắn mì” về nhà nội của Tiến (Thôn Nho Lâm, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) để ứng dụng nhổ cây sắn mì ở vùng đất đồi và đem về nhổ cây sắn ở vùng đất cát của bà con ở phường 9 Tuy Hòa…để điều chính lại phần kỹ thuật. Theo 2 em cho bết vì cây sắn mì mỗi nơi trồng độ sâu mỗi khác và thân cây sắn lớn nhỏ khác nhau nên phải điều chỉnh lại phù hợp hơn.
Cô giáo Ngô Thị Hồng Thoa - giáo viên hướng dẫn sáng tạo kỹ thuật của trường THCS Hùng Vương, nhận xét: “ Mô hình dụng cụ nhổ sắn mì của Tiến và Phát có khản năng ứng dụng vào thực tế. Chúng tôi đánh giá cao tinh thần sáng tạo của các em!”
Kết quả niềm đam mê
Về nguyên lý khoa học của sản phẩm, Tiến và Phát cho biết là: “Áp dụng quy tắc đòn bẩy, thiết kế cánh tay đòn sao cho khi dùng một lực nhỏ có thể tạo ra một lực lớn để nhổ sắn dễ dàng mà tốn ít sức lực. Ngoài ra những vật liệu làm nên sản phẩm, như: Khung để làm cánh tay đòn thì làm từ ống kim loại. Con lăn, thì làm từ nhựa có dạng khối trụ tròn. Bộ phận kẹp cây sắn, tận dụng mỏ kẹp bằng kim loại”
Tạo ra sản phẩm gọn nhẹ , dễ sử dụng, dễ vận chuyển, giá thành thấp, phù hợp với mọi người dân lao động, phù hợp với mọi vùng miền, không gây ô nhiễm môi trường, không gây tiếng ồn… rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân là diều quan trọng nhất mà 2 học sinh Tiến và Phát mong muốn.
Trao đổi về kỹ thuật cách lắp ráp “Dụng cụ nhổ sắn mì” em Trần Minh Tiến vừa chỉ vào mô hình sản phẩm vừa cho biết: Sản phẩm lắp ráp 1 lần và sử dụng lâu dài cho những lần tiếp theo. Cấu tạo sản phẩm gồm một cánh tay đòn được làm từ ống típ sắt dài khoảng 1,5m, có gắn tay cầm vuông góc với điểm đầu. Phía dưới nối trung điểm, vuông góc với một trục cơ dài khoảng 0,5m và tạo với mặt đất một góc nhọn khoảng 50 độ.Hai đầu trục cơ có gắn lốp xe đặc, mặt lốp rộng 0,1m. Bề mặt của lốp rộng là để di chuyển thuận lợi trên mọi địa hình, nhất là vùng đất pha cát, không bị sụt lún. Giữa trục cơ có một bàn đế, gắn với hệ thống “càng cua” là hai thanh sắt chữ V, ghép làm mỏ với chức năng tạo gọng kìm ôm trọn phần gốc cây sắn.Tay điều khiển càng đẩy thì “càng cua” (mỏ kẹp) càng siết chặt cây sắn nhổ bật khỏi đất một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Sơn: Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương, đánh giá: “Mô hình sản phẩm “Dụng cụ nhổ sắn mì” đã tuyển chọn qua sơ khảo cấp trường để tham gia Cuộc thi lần thứ 6 (2020-2021), qua đây đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo kỹ thuật của học sinh nhà trường và gióp phần Cuộc thi của tỉnh nhà thêm thành công” ./.
      Tác giả bài viết: Huỳnh Đức Thế
Nguồn: vusta.vn
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 68
accessibility Hôm qua: 85
account_circle Trong tháng: 274.834
account_box Trong năm: 23.457
supervisor_account Tổng truy cập: 3.163.777