Sáng tạo kỹ thuật Sáng tạo kỹ thuật

Thiết bị phục hồi chức năng, sáng tạo của nhóm học sinh trường Nguyễn Huệ

Cập nhật lúc:   10:50:45 - 24/01/2018 Số lượt xem:   1106 Người đăng:   Administrator
Nhóm tác giả đang thuyết minh giải pháp “Chế tạo thiết bị phục hồi chức năng vận động chân” Nhóm tác giả đang thuyết minh giải pháp “Chế tạo thiết bị phục hồi chức năng vận động chân”
Tại Hội thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh được tổ chức mới đây, điều khiến tôi xúc động dẫn đến tò mò ngạc nhiên muốn tìm hiểu khi nghe BTC giới thiệu về “Giải pháp Chế tạo thiết bị phục hồi chức năng vận động chân”, giúp chân người bệnh có thể thích nghi, hồi phục trong quá trình luyện tập.
Bởi tai nạn, tai biến là những rủi ro không ai mong đợi trong cuộc sống. Trên thực tế, rủi ro có thể đến với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào.Trong nhiều trường hợp, con người không có quyền chọn may – rủi, nhưng có quyền lựa chọn thái độ sống tích cực – tiêu cực. Tức giận, bất hợp tác, chịu đựng, trầm cảm, hay mạnh dạn thay đổi thực tế?... đó là quyết định ở mỗi người. Điều khiến các em phải trả lời cho những câu hỏi đó chính là tìm ra giải pháp giúp người bệnh vượt qua mặc cảm bằng sự luyện tập kiên trì.

Giải pháp “Chế tạo thiết bị phục hồi chức năng vận động chân” là giải pháp sáng tạo của Lê Phú Quý, học sinh lớp 12B5 và Huỳnh Đức Nhâm học sinh lớp 10A2, Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tuy Hòa) thực hiện. Khi được hỏi về ý tưởng này, Lê Phú Quý chia sẻ: “Em có một người bạn, một người anh gần nhà chơi rất thân bị mắc bệnh xương thủy tinh. Mỗi lần qua chơi, nhìn anh không đi lại được, em thấy rất thương anh nên ngay từ còn là học sinh cấp 2, em đã có ý tưởng sẽ chế tạo một thiết bị giúp phục hồi vận động của đôi chân, để giúp anh đứng và đi lại thuận lợi hơn. Chính vì thế mà em đã mãy mò sáng tạo và rất vui vì đây là giải pháp này đạt giải Nhất tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông, hiện em tiếp tục hoàn thiện, thử nghiệm thêm vài lần nữa cho thật hoàn chỉnh. Em sẽ tặng điều bất ngờ này cho anh ấy”.

Theo Lê Phú Quý, thiết bị này hoạt động khá đơn giản. Người sử dụng đưa chân vào vị trí các đai và dán cố định chân vào khung sau đó đeo đai lưng để cố định phần thân trên với thiết bị. Sau khi kết nối hoàn tất, thiết bị sẽ hiện ra menu các lệnh thao tác được lập trình sẵn gồm 3 chức năng với mức độ từ dễ đến khó. Trong đó, chức năng điều khiển các khớp độc lập giúp người bệnh dựa theo sự tương thích sẽ tự điều khiển các khớp chân để khởi động phần chân và bắt đầu làm quen với thiết bị. Chức năng tập động tác có nhiệm vụ đưa ra các bài tập từ cơ bản đến phức tạp để các nhóm cơ ở chân thích nghi, tự hồi phục trong quá trình luyện tập. Chức năng mô phỏng lại bước đi để người luyện tập dựa theo và tập bước đi theo như lập trình, từ từ lấy lại khả năng đứng, bước đi nhanh chóng... Để điều khiển tất cả hoạt động trên, điện thoại được thiết kế trở thành remote điều khiển thiết bị. Thiết bị sử dụng 4 khối động cơ giảm tốc để điều khiển các khớp chân sử dụng nguồn điện từ 12-24V do mạch cầu H điều khiển nên đem lại sự linh hoạt về nguồn điện cấp. Điện năng tiêu thụ ít và không có tình trạng quá tải công suất trong quá trình vận hành. Trong thực tế, các tác giả đã sử dụng hai viên pin lipo 3S (11,1V 2500mAh) và nhận thấy thiết bị có thể vận hành liên tục trong hơn 1 giờ và tiêu tốn rất ít năng lượng.

Tác giả nghiên cứu Lê Phú Quý cho biết thêm, việc thiết kế và chế tạo thiết bị Chế tạo thiết bị phục hồi chức năng vận động chân, một mặt khuyến khích tinh thần đam mê nghiên cứu, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chúng em khi chúng em còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Mặt khác, thiết bị được nhóm nghiên cứu là một đề tài có nhiều tính sáng tạo trong đó bổ sung nhiều tính năng mới hơn so với một số thiết bị hỗ trợ bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng chân hiện có trên thị trường, dễ dàng cho người sử dụng với chi phí thấp hơn. Đồng thời, điều quý giá nhất chính là sự hồi hộp khi đưa vào ứng dụng giúp người anh hàng xóm sớm phục hồi chức năng. Em chỉ mong sao anh ấy thật sự khỏe mạnh, bởi sức khỏe chính là vàng.

Theo đánh giá của Ban tổ chức Cuộc thi, với cấu tạo đơn giản, giá thành hợp lý, tận dụng các thiết bị, phương tiện sẵn có ở địa phương, các tác giả đã chế tạo một thiết bị tổng hợp sự hiệu quả của các thiết bị hồi phục khác trên thị trường. Trong đó, bộ khung xương có đặc điểm nổi bật là dễ dàng tách rời thành từng bộ phận để thuận tiện trong việc di chuyển, cất giữ và tạo sự linh hoạt trong quá trình sử dụng. Hy vọng giải pháp của em sớm giúp người bệnh vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.
 
Tác giả bài viết: Thùy Trang
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 29
accessibility Hôm qua: 92
account_circle Trong tháng: 275.275
account_box Trong năm: 23.898
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.218