Tin tức & Sự kiện Tin tức & Sự kiện

Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức xã hội vì sự nghiệp bảo vệ môi trường

Cập nhật lúc:   16:01:43 - 17/09/2018 Số lượt xem:   487 Người đăng:   Administrator
TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Trong Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội năm 2018 với chủ đề Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức xã hội và các đối tác trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngày 12/9/2018 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức, với sự phối hợp của Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi chính phủ (NGO-IC), công tác bảo vệ môi trường đã được nhấn mạnh qua bài học kinh nghiệm của Liên hiệp Hội Việt Nam với vai trò điều phối các hoạt động, tạo cơ chế liên kết, hợp tác, thu hút sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội thông qua các chương trình, dự án gắn với các mô hình phát triển cộng đồng.
Với tính chất liên ngành và chuyên sâu trong hoạt động bảo vệ môi trường, các tổ chức thành viên Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập hợp đội ngũ chuyên gia tham gia vào hầu hết các lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Cụ thể, các trí thức khoa học công nghệ trong và ngoài các tổ chức xã hội đã tham gia tích cực vào các hoạt động như truyền thông, nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều sự kiện, mô hình sáng tạo được triển khai ở cộng đồng, nhiều khoá tập huấn, hội thảo được tổ chức với hình thức phong phú, các nhóm tình nguyện đã được hình thành và hoạt động hiệu quả. Các tổ chức xã hội cũng đã tổ chức nhiều sự kiện, diễn đàn nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, thu hút sự quan tâm của công chúng, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực và vận động chính sách bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, theo ý kiến của TS Phạm Văn Tân, phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường cũng còn nhiều khó khăn, bất cập, vai trò của các tổ chức xã hội chưa được đẩy mạnh, chưa huy động và khuyến khích nguồn lực khối tư nhân tham gia sâu rộng. Vì thế, với trách nhiệm đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động này.  Hiện trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam đã có 86 hội ngành toàn quốc, 63 Liên hiệp hội địa phương, 500 tổ chức khoa học và công nghệ và trên 101 cơ quan báo chí, đã tập hợp được gần 2 triệu trí thức đây là lợi thế lớn trong các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại cộng đồng.
 
bao ve moi truong 2
TS Đào Trọng Tứ - Phó chủ tịch Hội tưới tiêu Việt Namm Trưởng ban điều phối mạng lưới sông ngòi Việt Nam

Theo ý kiến của TS Đào Trọng Tứ - Phó chủ tịch Hội tưới tiêu Việt Nam Trưởng ban điều phối mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 3 -4 vụ ô nhiễm môi trường ở quy mô lớn và hàng trăm vụ quy mô nhỏ rải rác trên cả nước. Những vụ ở quy mô cực lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế nước ta như vụ ô nhiễm sông thị Vải (2008), ô nhiễm biển miền Trung (2016)… Đây là những thực tiễn đòi hỏi sự cải cách về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Chất lượng nước mặt của Việt Nam đang trên đà suy thoái nghiêm trọng, ngày càng lan rộng. Mức độ ô nhiễm nước mặt và nước ngầm ngày càng nặng nề hơn.

Cũng theo TS Đào Trọng Tứ, nếu tăng 1% GDP thì Việt Nam phải trả 3% thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Mỗi năm, ngành nuôi các loài cá tra, tôm chân trắng, tôm sú, ngao phải chịu thêm gần 1.400 tỷ đồng chi phí do ô nhiễm nước.

Hiện nay, thực trạng hệ thống sông, hồ bị ô nhiễm, chất lượng nguồn nước bị suy giảm đã ở mức báo động, phần lớn do phải tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý. Cả nước có trên 200 khu công nghiệp, hằng ngày xả thải ra môi trường khoảng hơn một triệu mét khối, nhưng 75% chưa qua xử lý đã xả thẳng ra môi trường, TS Đào Trọng Tứ cho biết.

Tại các làng nghề, theo Vụ Khoa học công nghệ môi trường (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), cả nước có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề nhưng số làng nghề được quy hoạch trong các khu cụm công nghiệp rất ít, chỉ chiếm khoảng 1%, số còn lại đa phần xả thải trực tiếp ra môi trường. Còn theo ý kiến của bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (Green-ID) cho rằng, hiện nay các công nghệ xử lý ô nhiễm không khí được áp dụng có thể sẽ làm tăng thêm ô nhiễm nguồn nước vì các nguồn thải độc từ khí được thu giữ và sớm muộn sẽ thải vào nguồn nước. Công nghệ kiểm soát ô nhiễm không khí không có tác dụng làm giảm ô nhiễm nguồn nước. Nước là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất đối với sự sống và phát triển của các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản của nông dân Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe – Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường đều có ý kiến tư vấn của VACNE hoặc chuyên gia là hội viên của hội.

Được biết, hiện nay các tổ chức xã hội đã tích cực tham gia đóng góp và vận động chính sách về Luật thuế môi trường, Luật thủy sản sửa đổi, chính sách dừng sử dụng Amiang ở Việt Nam, đề xuất ban hàng Luật kiểm soát ô nhiễm môi trường…. Tổ chức xã hội đã tham gia tích cực trong việc vận động chính sách, trong đó có Nghị định số 93 về phê duyệt viện trợ và đưa khuyến khích cần thúc đẩy nhanh quá trình sửa đổi Nghị định 93 trên tinh thân: Đơn giản hóa thủ tục để đảm bảo thuận lợi và hiệu quả cho tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ PCP nước ngoài; Cần tiếp tục lấy ý kiến các bên liên quan và tiếp thu những ý kiến đã đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Nghị định.
 
bao ve moi truong 4
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe – Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE)

Rất nhiều ý kiến, kiến nghị chính sách, đề xuất giải pháp mà các tổ chức xã hội đã và đang làm trong lĩnh vực môi trường được chuyển tải thành các thông điệp quan trọng trong hội thảo. Các tổ chức có uy tín như Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD), Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID), Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD), Trung tâm Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), Trung tâm Nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam (RCED)…đều có những chia sẻ kinh nghiệp quan trọng trong hoạt động của mình đồng thời cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường trong những năm tới. Hội thảo cũng đánh dấu sự kiện quan trọng với sự ra mắt Liên minh Nước và Sức khỏe Việt Nam, với sứ mệnh "Vì nước sạch cho mọi người và sức khỏe cho cộng đồng". Liên minh gồm các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia và đóng góp nhằm tăng cường nước sạch cho mọi người và sức khỏe cho cộng đồng.
 
bao ve moi truong 3
Bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (Green-ID) trình bày tại hội thảo

 
Tác giả bài viết: HT
Nguồn: www.vusta.vn ngày 13/9/2018
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 52
accessibility Hôm qua: 85
account_circle Trong tháng: 274.818
account_box Trong năm: 23.441
supervisor_account Tổng truy cập: 3.163.761