Tin tức & Sự kiện Tin tức & Sự kiện

Đào tạo nghề giúp nông dân phát triển kinh tế bền vững

Cập nhật lúc:   16:01:06 - 08/04/2019 Số lượt xem:   1107 Người đăng:   Administrator
Nông dân thôn Phú Liên, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa) học chế biến thức ăn cho bò từ rơm - Ảnh: TRUNG HIẾU Nông dân thôn Phú Liên, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa) học chế biến thức ăn cho bò từ rơm - Ảnh: TRUNG HIẾU
Trước nhu cầu học nghề của người dân, hàng năm, Hội Nông dân tỉnh mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho hội viên, nông dân. Báo Phú Yên phỏng vấn ông Huỳnh Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh xung quanh vấn đề này.
* Ông có thể cho biết công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) của các cấp Hội Nông dân ở tỉnh ta trong thời gian qua như thế nào?
 
- Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, trên cơ sở nguồn kinh phí của UBND tỉnh phân bổ hàng năm cho Hội Nông dân tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp thuộc Hội Nông dân tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội Nông dân, Phòng LĐ-TB-XH và các ban ngành, đoàn thể các địa phương trong tỉnh tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề và tuyển sinh mở các lớp đào tạo nghề cho hội viên, nông dân.
 
Trong những năm qua, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp tập trung đào tạo những nghề mà hội viên, nông dân có nhu cầu bức thiết như: nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng nấm; kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa cây cảnh…
 
Trong quá trình đào tạo, trung tâm đã thực hiện chương trình đào tạo nghề ngắn hạn theo đúng quy định của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH), đảm bảo thời lượng dạy lý thuyết và thực hành cho học viên. Đặc biệt, trung tâm chú trọng đến nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học viên theo hướng “cầm tay chỉ việc”. Nhờ đó, sau mỗi khóa học, các học viên có kiến thức và kỹ năng thực hành để áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại hộ gia đình, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
 
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Huỳnh Văn Dũng
* Được biết nhu cầu học nghề của LĐNT ngày càng tăng, nhưng vì sao công tác đào tạo nghề cho nông dân lại gặp khó khăn, thưa ông?
 
- Hiện nay, LĐNT, nhất là lao động ở một số xã của huyện miền núi chưa có tay nghề còn khá cao, có nhu cầu học nghề để áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, đối tượng tham gia học nghề có sự chênh lệch về tuổi tác, trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế; không có chế độ hỗ trợ cho người đi học (trừ các đối tượng thuộc diện chế độ chính sách); do tính chất học viên vừa học vừa lao động, thời gian kéo dài gần 3 tháng, nên một số học viên không theo học được hết chương trình, bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng đến việc dạy và học nghề. Năm qua, trung tâm mở được 2 lớp đào tạo nghề cho khoảng 60 học viên.
 
* Theo ông, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho hội viên, nông dân, Hội Nông dân tỉnh cần phải làm gì?
 
- Hội Nông dân tỉnh đã được UBND tỉnh phân bổ 200 triệu đồng cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong năm 2019. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh giao Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch phối hợp với các địa phương khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên, nông dân, dự kiến sẽ tập trung tổ chức ở các huyện miền núi.
 
Trung tâm sẽ bố trí thời gian học nghề phù hợp, tránh tình trạng thời gian đào tạo nghề trúng vào mùa vụ; hướng dẫn học viên thành lập các tổ liên kết hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế hộ gia đình; hướng dẫn tiếp cận các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN-PTNT, Quỹ Hỗ trợ nông dân; hướng dẫn xây dựng thương hiệu và liên kết chuỗi sản xuất…
 
* Xin cảm ơn ông! 
 
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 56
accessibility Hôm qua: 100
account_circle Trong tháng: 268.798
account_box Trong năm: 20.558
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.878