Tin tức & Sự kiện Tin tức & Sự kiện

Hiệu quả của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Cập nhật lúc:   09:59:50 - 22/05/2020 Số lượt xem:   420 Người đăng:   Administrator
ảnh sưu tầm ảnh sưu tầm
Những năm qua, hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội luôn được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang quan tâm và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện.
Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ngành liên quan, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, thời gian qua hoạt động tư vấn, phản biện của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật đã thu được những kết quả đáng khích lệ, ông Tô Đức Hiện – Tổng thư ký Liên hiệp Hội Hà Giang cho biết.
Theo ông Hiện, những năm qua, Liên hiệp Hội đã đạt được nhiều kết quả tốt cho hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội, cụ thể: Liên hiệp Hội đã tham mưu cho UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 2/1/ 2013 về “Quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang”. Quy định đã tập trung làm rõ về: đối tượng bắt buộc phải phải có tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đó là các chính sách, các chương trình, đề án, dự án về phát triển kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường thuộc diện thông qua Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét cho ý kiến hoặc quyết định. Đồng thời quy định rõ thủ tục, trình tự, cách thức xây dựng nhiệm vụ, giao nhiệm vụ tư vấn, phản biện, chế độ quản lý tài chính và trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan như: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện/thành phố… trong việc phối hợp thúc đẩy hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
ảnh sưu tầm

Ông Hiện cũng cho biết thêm, hiện chúng tôi đã tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia đóng góp ý kiến vào nhiều văn kiện, đề án, dự án lớn của tỉnh như góp ý kiến cho Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015; tổ chức lấy ý kiến đóng góp và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi); báo cáo và đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 27-NQ/TW của BCH Trung ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; tham gia phản biện Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025”; Đề án “Thành lập Vườn quốc gia gắn với Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn”; thành lập "Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán. Đặc biệt, năm 2014-2015 đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục và bố trí kinh phí để thực hiện tư vấn, phản biện đối với 05 đề án, dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh.
Ngoài ra, chúng tôi còn tập hợp được đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm ở trung ương và địa phương để tổ chức tư vấn phản biện độc lập đối với 03 đề án, dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, gồm: Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Dự án “Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020- tầm nhìn đến nhăm 2025”; Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, ông Hiện chia sẻ.
Tuy nhiên, theo ông Hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn như mặc dù cơ chế chính sách, các văn bản hướng dẫn về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội đã khá đồng  bộ. Xong do một số cơ quan, đơn vị còn chưa nhận thức đầy đủ về mục đích của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thêm cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt để thực hiện có hiệu quả đối với các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án, dự án trong thực tiễn. Nên còn chưa chủ động phối hợp đề xuất, kiến nghị xem xét tư vấn, phản biện đối với các nhiệm vụ thuộc diện bắt buộc phải có ý kiến tư vấn, phản biện của Liên hiệp Hội.
Đội ngũ trí thức của tỉnh tuy số lượng và chất lượng đã được nâng lên, nhưng tập trung chủ yếu các lĩnh vực: giáo dục đào tạo 72,56%, Y tế 4,8 % (so với tổng số đội ngũ trí thức có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên), các lĩnh vực khác chiến tỉ lệ rất nhỏ, đa phần lại hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, tỉnh còn thiếu các chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật; một số các bộ khoa học có kinh nghiệm, từng kinh qua nhiều vị trí trong công tác, khi nghỉ hưu vì những lý do khác nhau nên họ chưa muốn tiếp tục làm việc hoặc một số chuyển nơi cư trú về vùng xuôi… Do đó mức độ tập hợp, lựa chọn chuyên gia tham gia các hội đồng tư vấn, phản biện còn gặp những chăn chở nhất định. Đội ngũ trí thức các Hội ngành Trung ương là một trong những giải pháp được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh quan tâm tập hợp, xong do đặc thù Hà Giang là tỉnh miền núi, xa với Trung tâm hành chính, kinh tế lớn của cả nước, giao thông đi lại khó khăn, nếu không phối hợp tốt với các cơ quan, hội ngành Trung ương, sẽ rất khó khăn trong việc lựa chọn những chuyên gia có kinh nghiệm, tâm huyết cộng tác với tỉnh triển khai các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội;
Hội thành viên thuộc hệ thống liên hiệp hội còn mỏng; có ít các Hội tính chất của hội chuyên ngành về khoa học và kỹ thuật, một số sở, ngành còn chưa quan tâm chỉ đạo thành lập các hội chuyên ngành để tập hợp đội ngũ trí thức tham gia các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội khi có yêu cầu.
Các ủy viên Ban chấp hành Liên hiệp hội hoạt động chủ yếu là kiêm nhiệm, còn dành ít thời gian tham gia đề xuất triển khai các nhiệm vụ tư vấn, phản biện; biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí dành cho hoạt động của Liên hiệp hội nói cung và danh cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nói riêng còn hết sức hạn hẹp, chưa đáp ứng được so với yêu cầu nhiệm vụ.
Để giải quyết những khó khắn, vướng mắc, theo ông Hiện cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan rà soát, tổng hợp kế hoạch nhiệm vụ và dự toán kinh phí tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm thuộc diện bắt buộc phải có tư vấn, phản biện gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt và giao chung vào dự toán của đơn vị theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để đảm bảo tính chủ động trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện.
Cơ quan Liên hiệp hội cần chủ động tham mưu với Tỉnh ủy thành lập tổ chức Đảng đoàn Liên hiệp Hội, nhằm tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với hoạt động của Liên hiệp hội. Đồng thời giúp cho Liên hiệp Hội có điều kiện kịp thời truyền đạt những tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ trí thức với Đảng xem xét.
Ngoài ra, cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ, chiêu hiền đối với đội ngũ trí thức, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức hoạt động tôn vinh đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh có nhiều đóng góp, nhằm khích lệ, tạo động lực để họ tiếp tục có những đóng góp thiết thực hơn nữa.
 
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 39
accessibility Hôm qua: 100
account_circle Trong tháng: 268.781
account_box Trong năm: 20.541
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.861