Phản biện Chương trình Sữa học đường

Cập nhật lúc:   09:15:44 - 11/04/2018 Số lượt xem:   709 Người đăng:   Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Quang cảnh Hội nghị phản biện Quang cảnh Hội nghị phản biện
Sáng ngày 09/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh tham gia phản biện Đề án Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Đình Phùng cùng hơn 50 đại biểu là đại diện của các sở, ban ngành, hội đoàn thể, nhà trường và phụ huynh học sinh.
            Theo Đề án, thực hiện Chương trình “Sữa học đường” chính là thực hiện Công ước Liên hợp quốc tế về quyền trẻ em, phù hợp với ưu tiên toàn cầu của UNICEF: chăm sóc trẻ thơ vì sự sống còn, tăng trưởng và phát triển… Hoạt động “Sữa học đường” là bước cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược và mục tiêu Quốc gia về dinh dưỡng trẻ em. Với mục tiêu nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em tỉnh Phú Yên góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Đồng thời, nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha, mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của định dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp theo nhóm tuổi. Mục tiêu của đề án là đến năm 2021, 100% học sinh mẫu giáo, lớp 1, lớp 2 của nhóm A (gia đình nghèo, cận nghèo; gia đình chính sách; con mồ côi cả cha lẫn mẹ; con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; học sinh là người dân tộc thiểu số) được uống sữa miễn phí; học sinh không thuộc nhóm A được hỗ trợ 70%, phần còn lại do cha mẹ học sinh đóng.
             Với phản biện của mình, Th.S Nguyễn Hoài Sơn – Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh cho rằng: Cần nói rõ sự cần thiết của Chương trình, bổ sung một số cơ sở pháp lý, nên quan tâm đến Đối tượng áp dụng: lưu ý con mồ côi không có cha (con ngoài dã thú) đã được pháp luật thừa nhận thì có là đối tượng được thụ hưởng Chương trình sữa học đường hay không, cân đối lại các giải pháp và vận chuyển và bảo quản sữa học đường một cách hợp lý nhất để tạo mọi điều kiện cho đối tượng thuộc diện được tiếp cận nguồn sữa này.
              Được biết, thời gian thụ hưởng chương trình chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, năm học 2018-2019 triển khai tại 9 huyện, thị, thành phố đối với trẻ mẫu giáo; giai đoạn 2, năm học 2019-2020 triển khai tại 9 huyện, thị, thành phố đối với trẻ mẫu giáo và học sinh lớp 1; giai đoạn 3, năm học 2020-2021 triển khai tại 9 huyện, thị, thành phố đối với trẻ mẫu giáo, học sinh lớp 1 và lớp 2. Theo định mức, mỗi trẻ mẫu giáo, tiểu học thuộc dự án sẽ được uống sữa 3 lần/tuần, mỗi lần 180ml và uống 9 tháng/năm.
Tác giả bài viết: Lê Ngọc
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 19
accessibility Hôm qua: 80
account_circle Trong tháng: 275.173
account_box Trong năm: 23.796
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.116