Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp

Cập nhật lúc:   16:28:05 - 03/07/2018 Số lượt xem:   439 Người đăng:   Administrator
Ông Phùng Đức Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội phát biểu khai mạc hội thảo Ông Phùng Đức Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội phát biểu khai mạc hội thảo
Ngày 3/7/2018, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc nông sản phục vụ xuất khẩu và phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”. TSKH Phan Vũ Khải – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Phùng Đức Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội chủ trì hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phùng Đức Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội cho biết, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và xuất khẩu nông sản ra thế giới. Đầu năm 2018, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đề ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 40 tỷ USD, trong đó các sản phẩm trồng trọt trên 21 tỷ USD, thủy sản khoảng 9 tỷ USD, lâm nghiệp trên 8,5 tỷ USD, các mặt hàng khác 1,5 tỷ USD. Hiện Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã đề ra nhiều giải pháp, tuy nhiên trong vấn đề truy xuất nguồn gốc nông sản, mặc dù Việt Nam đã có bước đầu có khuôn khổ pháp lý nhưng việc thực thi các quy định và đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc đáp ứng các rào cản kỹ thuật của thị trường khó tính như Mỹ, EU còn nhiều hạn chế.

Theo ý kiến của GS.VS Trần Đình Long – Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho biết, cùng với những cơ hội thuận lợi và thành công lớn trong xuất khẩu thời gian qua, nông sản Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật, trong đó khâu quảng bá, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam tại thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng (truy xuất nguồn gốc) và an toàn thực phẩm của các nước ngày càng thắt chặt hơn. Những thị trường trước đây vốn có tiêu chuẩn không cao như Ấn Độ, Trung Quốc... nay đang khởi động việc xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu.

Ngoài ra, nông sản Việt Nam cũng đang chịu cạnh tranh rất gay gắt với nông sản của nhiều nước trong khu vực tại thị trường Trung Quốc, nhất là với Thái Lan, Đài Loan. Đặc biệt đối với mặt hàng gạo, bên cạnh Thái Lan, gần đây Campuchia cũng nổi lên là đối thủ rất lớn của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Hiện nay, một số mặt hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam đã được XK sang Philippines. như phi lê cá tra, cá rô phi... Tuy nhiên qua khảo sát, các DN tại Philippines hiện nay hầu như không biết các sản phẩm phi lê đông lạnh có nguồn gốc từ Việt Nam, GS Long cho biết.

Hiện nay, Nga là thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản khá cao của Việt Nam, với rất nhiều mặt hàng có lợi thế, đặc biệt là thủy sản có rất nhiều dư địa. Tuy nhiên, phía Nga cũng đang quản chặt nhập khẩu thủy sản bằng việc cấp hạn ngạch, chỉ cho phép 21 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào nước này. Đặc biệt, như mặt hàng cà phê, mỗi năm kim ngạch xuất khẩu sang Nga của chúng ta khoảng 120 triệu USD, nhưng trên kệ hàng của hệ thống siêu thị ở Nga lại chưa thấy một gian nào ghi tên cà phê Việt Nam. Hiện nay, rất nhiều mặt hàng trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật tiêu thụ khá tốt như thanh long, chuối...Tuy nhiên, xoài lại là mặt hàng trái cây đang có xu hướng giảm tiêu thụ tại Nhật, mặc dù xoài Việt Nam có mẫu mã, chất lượng thơm ngon hơn hẳn các nước. Một trong những nguyên nhân khiến xoài Việt Nam không thể cạnh tranh được tại Nhật, đó là khâu bảo quản chưa thể kéo dài. Quan trọng nhất, đó là phí vận chuyển còn quá cao dẫn đến giá bán bị đẩy lên cao.
 
nong nghiep 2
GS.VS Trần Đình Long – Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam trình bày tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến cần phải làm đó là: Cần sản xuất theo chuỗi và đảm bảo chất lượng nông sản đối với các ngành hàng chủ lực, sản suất theo VietGap, GlobalGap…;

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các cây trồng và vật nuôi của các ngành hàng chủ lực, chú trọng cơ giới hóa; tiết kiệm năng lượng; tiết kiệm nước; sử dụng phân bón hữu cơ sinh học và hữu cơ vi sinh; chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật, thú y;

Đầu tư phát triển công nghệ  sau thu hoạch - bảo quản - chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị cho nông sản xuất khẩu; Nhà nước hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong việc thông tin chính xác về nhu cầu thị trường, tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá mặt hàng nông sản, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường xuất khẩu;

Truy xuất nguồn gốc điện tử qua hệ thống TraceVerified và QR Code sẽ thực sự mang đến cho người tiêu dùng, nhà quản lý, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu  những lợi ích vượt trội.
 
Tác giả bài viết: HT
Nguồn: www.vusta.vn ngày 03/7/2018
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 7
accessibility Hôm qua: 85
account_circle Trong tháng: 274.773
account_box Trong năm: 23.396
supervisor_account Tổng truy cập: 3.163.716