Sáng kiến năng lượng bền vững - Cơ hội cho giới trẻ Việt Nam

Cập nhật lúc:   15:46:12 - 17/11/2020 Số lượt xem:   398 Người đăng:   Administrator
Các sinh viên trao đổi tại diễn đàn sáng tạo năng lượng bền vững do Vusta tổ chức Các sinh viên trao đổi tại diễn đàn sáng tạo năng lượng bền vững do Vusta tổ chức
Theo các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam dự báo, đến năm 2030, thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu năng lượng trầm trọng và phải cần khoảng 8 nghìn tỷ USD đầu tư cho ngành này. Vì vậy, việc sử dụng năng lượng hiệu quả, thân thiện với môi trường để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững là vô cùng quan trọng.
Nhu cầu lớn
Theo dự báo, đến năm 2035 tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 53%, và các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới đang không ngừng nghiên cứu tìm nguồn năng lượng sạch. Cũngtheo báo cáo của APEC, nếu không giảm cường độ sử dụng, nhu cầu năng lượng trong khu vực sẽ tăng tương đương với tăng trưởng kinh tế, tức là khoảng 225% cho đến năm 2035.
Bên cạnh đó, hiện nay thói quen sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã làm tăng các mối quan tâm về môi trường. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 21,3 tỉ tấn carbon dioxide hàng năm. Cacbon đioxit là một trong những khí nhà kính làm tăng lực phóng xạ và góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, làm cho nhiệt độ trung bình bề mặt của Trái Đất tăng. Thế giới đang hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là một trong những cách giúp giải quyết vấn đề tăng nhu cầu năng lượng.
Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức về nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong vòng một thập kỷ tới. Giai đoạn 2010-2020 có thể xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng nội địa, và Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng, mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng. 
Bên cạnh đó, một nghiên cứu về hơn 190 quốc gia cho thấy Việt Nam đứng thứ 23 trong số các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Điều đó cho thấy tác động tiêu cực mà các vấn đề môi trường có thể gây ra đối với người thu nhập thấp và sinh kế của họ. Sự bất cân đối giữa cung và cầu năng lượng như hiện nay đang đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế và xã hội.    
Nguồn năng lượng tái tạo dồi dào
Khu vực nông thôn là khu vực ẩn chứa những mỏ năng lượng tái tạo tuyệt vời như: năng lượng sinh học, thủy điện, năng lượng mặt trời, gió hay địa nhiệt… Giá trị của những nguồn này có thể được nâng cao nhờ các thiết bị có quy mô phù hợp với nhu cầu của cộng đồng và phải được khai thác trong những điều kiện kỹ thuật và kinh tế tốt để đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tiềm năng về năng lượng biogas là xấp xỉ 10 tỷ m3 mỗi năm thông qua các hoạt động nông nghiệp. Kỹ thuật của cả nhà máy thủy điện nhỏ chỉ thu được khoảng 30MW, thấp hơn nhiều so với tiềm năng thủy điện hiện có 4.000 MW. Năng lượng mặt trời dồi dào với bức xạ mặt trời trung bình 5kWh/m2 mỗi ngày trong cả nước. Định hướng địa lý của Việt Nam với khoảng 3400km đường bờ biển cũng cung cấp năng lượng gió dồi dào với ước tính khoảng 500-1000 kWh/m2 mỗi năm. Giá trị của nguồn tài nguyên này có thể được tăng cường bằng cách đầu tư cho cơ sở hạ tầng thích hợp tương ứng với nhu cầu của cộng đồng.
PCT LHH VN Nghiêm Vũ Khải phát biểu tại diễn đàn năng lượng bền vững
 
Nhiều thách thức
Bên cạnh nhu cầu tiêu thụ lớn và nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam lại đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Thách thức lớn nhất về tăng cường hoạt động công để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái chế. Hiện nay, trong nông nghiệp đang tồn tại các vấn đề như: Lao động được hưởng lợi rất ít, chưa thu được nhiều lợi nhuận từ chuỗi giá trị gia tăng.
Ngoài ra, khó khăn với các doanh nghiệp đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai các mô hình như: Các dự án về năng lượng tái tạo, tái chế rác thải sinh hoạt và rác trong nông nghiệp thành năng lượng…
Bên cạnh đó, xét về quy mô thì các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm, không có tổ chức tư vấn cụ thể để hỗ trợ phát triển thị trường, thiếu sự liên kết đồng bộ… Nhưng trên tất cả là thiếu vốn. Nhiều doanh nghiệp có ý tưởng, có dự án sáng tạo nhưng lại không đủ tiềm lực tài chính để thực hiện. 
Vusta tạo cơ hội cho giới trẻ Việt Nam
Nhìn nhận được những cơ hội và thách thức đó, Ban Hợp tác quốc tế VUSTA, và Ban Quản lý dự án VUSTA- ECF New Energy Nexus (NEX) Raconteur nhận thấy: Trong xã hội hiện đại, nhiều người Việt trẻ chọn cách kiến tạo tương lai bằng việc đặt nền móng từ vấn đề năng lượng bền vững. Ngày càng nhiều người trẻ Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn tới trình độ chuyên môn kỹ thuật, tự tin theo đuổi đam mê, chủ động để tìm ra giải pháp cho các vấn đề môi trường, phát triển năng lượng sạch.
Với mong muốn tạo sân chơi cho giới trẻ, sinh viên các trường đại học kỹ thuật được nâng cao ý thức và truyền cảm hứng để giải quyết các thách thức về năng lượng cũng như đem lại giá trị thực sự cho toàn xã hội,hướng đến tương lai năng lượng bền vững, Dự án VUSTA-ECF (giai đoạn 2020-2021) xây dựng và triển khai chương trình sáng kiến năng lượng bền vững dành cho sinh viên và các bạn trẻ trong cả nước.
Chương trình sẽ mang đến cho sinh viên và các bạn trẻ sự nâng cao kiến thức, kinh nghiệm thực tế ngay từ khi còn trên ghế nhà trường,tư duy về năng lượng bền vững, hình thành thói quen sử dụng và tiết kiệm năng lượng, truyền cảm hứng và lan tỏa thông điệp đến những người xung quanh; qua đó sinh viên có ý tưởng, sáng tạo góp phần mang đến giải pháp về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và kinh doanh cho phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam.
Mục tiêu chính của chương trình này mang tính nâng cao nhận thức cho sinh viên, (đặc biệt là những sinh viên năm cuối có công trình nghiên cứu khoa học) và các bạn trẻ phát triển ý tưởng và giải pháp cho phát triển năng lượng bền vững.
Chương trình mang có ý nghĩa cho các bạn trẻ ở Việt Nam có ý tưởng, công trình nghiên cứu khoa học,sáng kiến, giải pháp kỹ thuậtvề năng lượng bền vững được gắn kết và truyền cảm hứng để khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu và cống hiến giải pháp, qua đó tăng cường giao lưu, hiểu biết, hợp tác giữa cộng đồng khoa học kỹ thuật, đội ngũ sinh viên và các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng và biến đổi khí gồm các lĩnh
Các đại biểu tham dự diễn đàn phát triển năng lượng bền vững chụp ảnh lưu niệm
 
Thông tin sự kiện: Chương trình đã được triển khai từ tháng 8/2020, Chung kết Chương trình được tổ chức tại UPGen Bách Khoa Hà Nội, tầng 3, Tòa nhà A17, 17 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội từ 8:00 – 12:00 ngày 21/11/2020.
vực: Năng lượng sạch và pin lưu trữ; Lưới điện thông minh; Tiết kiệm năng lượng; Quản lý năng lượng; Trải nghiệm khách hàng; Xe điện; Sáng kiến mô hình kinh doanh; IOT & số hoá; Tiếp cận năng lượng…
Giải thưởng bằng tiền mặt cho nhóm sinh viên/ý tưởng/sản phẩm đạt giải Nhất là 15.000.000VND, giải Nhì: 10.000.000VND, giải Ba: 5.000.000VNDSinh viên đạt giải cũng sẽ nhận được hỗ trợ về chuyên môn nghề nghiệp, tư vấn và kết nối với các nhà tài trợ, nhà tuyển dụng tương lai cũng như cơ hội học tập và giao lưu trong khu vực ASEAN và các nước khác.
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 40
accessibility Hôm qua: 70
account_circle Trong tháng: 274.876
account_box Trong năm: 23.499
supervisor_account Tổng truy cập: 3.163.819