Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng

Cập nhật lúc:   09:02:03 - 11/10/2021 Số lượt xem:   483 Người đăng:   Administrator
Quang cảnh buổi tọa đàm Quang cảnh buổi tọa đàm
Ngày 8/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Tọa đàm Cơ sở thực tiễn hình thành phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam. Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký, Liên hiệp Hội Việt Nam là chủ trì buổi tọa đàm.
Hiện nay, khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh chóng và đang trở thành động lực phát triển xã hội, thì việc đổi mới và phát triển là tất yếu. Chính vì thế, Liên hiệp Hội Việt Nam cần phải đổi mới phương thức hoạt động để khẳng định vai trò, vị thế của mình trong quá trình phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu của Liên hiệp Hội Việt Nam. Đổi mới phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam, chính là đổi mới phương pháp, cách thức và hình thức thức tổ chức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ mới.
Theo ý kiến của GS.TS Nguyễn Hữu Tăng – Nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng, môi trường hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam là môi trường trí thức khoa học và công nghệ. Mà đặc trưng chủ yếu của người trí thức là hoạt động sáng tạo và như vậy người trí thức thường hay có thói quen phê phán cái cũ, đòi hỏi sự tự do tư tưởng, tự do tư duy trong sáng tạo.
GS.TS Nguyễn Hữu Tăng – Nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam

Chính vì thế, theo GS Tăng, trước tình hình đại dịch covid-19, cũng như nhiều nước khác đất nước ta rơi vào tình trạng khó khăn trong việc bảo vệ sức khỏe cho người dân. Trong việc duy trì, đẩy mạnh hoạt động kinh tế tạo nguồn lực và đảm bảo cuộc của người dân, giải quyết nhiều vấn đề mới nảy sinh sau đại dịch. Liên hiệp Hội Việt Nam cần lựa chọn những vấn đề có thể xảy ra, huy động sức mạnh của đội ngũ trí thức bằng cách tháo gỡ, tham mưu cho Đảng và Nhà nước.
Thứ nhất là Liên hiệp Hội Việt Nam cần chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Đảng chuẩn bị Nghị quyết của Bộ chính trị về Liên hiệp Hội Việt Nam. Liên hiệp Hội Việt Nam cần được Bộ chính trị khẳng định là tổ chức chính trị - xã hội không chỉ có 2 cấp như hiện nay mà có thể có ở cơ sở quận, huyện. Và đó cũng là thể hiện quan điểm của Đảng đối với đội ngũ trí thức, tông trọng trí thức như Nghị quyết số 27/NQ-TW đã nêu, đưa Liên hiệp Hội Việt Nam vào hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Năm 1983, Ban Bí thư xác định Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức quần chúng cấp trung ương chỉ là bước sơ khai, mang ý nghĩa lịch sử. Qua quá tình hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam cần khẳng định tổ chức này là tổ chức chính trị - xã hội do Đảng lãnh đạo trực tiếp. Nếu trở lại khái niệm ban đầu về Liên hiệp Hội Việt Nam thì chúng ta đã đi một bước thụt lùi, chắc không được đội ngũ trí thức gắn bó với Đảng chấp nhận.
Chính vì Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nên mới được các hội tự nguyện xin gia nhập liên hiệp Hội. Nếu Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức quần chúng như mọi tổ chức quần chúng khác thì không có sức hút các tổ chức khoa học và công nghệ và cũng không có sự tồn tại Liên hiệp Hội Việt Nam.
Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay của đất nước, chắc rằng Liên hiệp Hội Việt Nam không thể được nhà nước hỗ trợ tài chính và điều kiện hoạt động như những năm qua. Chúng ta cần suy nghĩ về cơ chế hoạt động bảo đảm một phần kinh phí, về các bước đi thích hợp trong hoạt động kinh tế và dịch vụ trong khuôn khổ được nhà nước cho phép.
Liên hiệp Hội Việt Nam cần mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp với các địa phương và tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế để nâng cao vị thế và mở rộng các hướng đi mới trong hoạt động, GS Tăng cho hay.
Còn đối với ý kiến của NGND.GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm cho rằng, trong tình hình mới này, Liên hiệp Hội Việt Nam cần phải có một cơ chế chung để mọi nghiên cứu dù thuộc lĩnh vực chuyên môn nào của mình đều có thể thông qua cơ chế đó mà nói lên sự đóng góp của tập thể các nhà khoa học thuộc Liên hiệp Hội.
Liên hiệp Hội có thể tổ chức chọn và đánh giá việc thực hiện một số chính sách lớn trong thực tế để đóng góp cho Đảng và Nhà nước về những vấn đề được và chưa đượ qua thực tế.
Liên hiệp Hội có thể làm đầu mối đề nghị với Quốc hội khởi động lại toàn diện trên thực tế chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước hiện nay rất còn dang dở, nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, GS Thâm cho biết.
Tọa buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến như Liên hiệp Hội có thể tập trung nghiên cứu và phân tích phê phán một cách thực tế những đặc điểm về cấu trúc, về nguyên tắc hoạt động, truyền thống xây dựng và cách vận hành bộ máy quản lý nhà nước của chúng ta qua các thời kỳ, từ đó chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của bộ máy đó, những nguyên nhân vì sao sức ỳ của bộ máy quản lý ở ta lại lớn đến như vậy và có cách gì vượt qua được không?
Tin: HT, ảnh: Lê Hồng
Nguồn: vusta.vn
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 39
accessibility Hôm qua: 100
account_circle Trong tháng: 268.781
account_box Trong năm: 20.541
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.861