Đội ngũ trí thức đã góp phần xây dựng hệ thống chính trị của đất nước

Cập nhật lúc:   15:09:05 - 20/10/2022 Số lượt xem:   454 Người đăng:   Administrator
GS-TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo GS-TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Ngày 13/10/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp Hội Đắk Lắk) phối hợp với Liên hiệp Hội Việt Nam, tổ chức hội thảo Khoa học “Xác định nhiệm vụ Đảng và Nhà
Quan tâm của Đảng và Nhà nước
Liên hiệp Hội Việt Nam được thành lập năm 1983 (QĐ số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng – nay là Chính phủ), qua gần 40 năm hình thành và phát triển (1983-2013) Liên hiệp Hội Việt Nam đã phát triển hệ thống, trên toàn quốc(02 cấp: Trung ương và các tính, thành phố, với 63 Liên hiệp Hội tỉnh, 9Hội ngànhgần 600 tổ chức KH&CN trực thuộc, có 52 Liên hiệp Hội địa phương thành lập Đảng đoàn) Ở mỗi một giai đoạn phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam được Đảng và Nhà nước quan tâm giao nhiệm vụ gắn với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng.
Ngày 16/4/2010 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Bộ Chính trị khẳng định Liên hiệp Hội Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, có hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước.Đây là văn bản cao nhất của Đảng làm tiền đề để cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Theo đó, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 1795/QĐ-TTg ngày 21/10/2015), trong đó quy định: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam”,“Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, Liên hiệp Hội Việt Nam được Ban Bí thư đánh giá đã đạt được những kết quả quan trọng, hệ thống tổ chức bộ máy từng bước được củng cố, kiện toàn; địa bàn, phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng... Những kết quả này là cơ sở thực tiễn quan trọng để Ban Bí thư ban hành Kết luận số 93-KL/TW ngày 20/11/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, là căn cứ pháp lý quan trọng để Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục củng cố, phát triển bộ máy tổ chức, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao.
Qua gần 40 năm qua, Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao nhiệm vụ cho Liên hiệp Hội Việt Nam gắn với từng thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Nhiệm vụ xuyên suốt các thời kỳ vẫn là: Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức KH&CN người Việt Nam ở trong và ngoài nước; Đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước; Thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các chương trình, dự án, đề án lớn về phát triển; Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ; và Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ và sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường.
Quang cảnh hội thảo

Trách nhiệm của Liên hiệp Hội với Đảng và Nhà nước
 “Làm như thế nào để tập hợp?” và “Giao những nhiệm vụ gì giúp cho Liên hiệp Hội ở Trung ương cũng như ở địa phương thực hiện việc tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức tỉnh nhà góp phần phát triển kinh tế xã hội?”. Đó là chủ đề được hội thảo quan tâm thảo luận.
Theo TS Nguyễn Danh, Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Gia Lai, điểm nổi bật Liên hiệp Hội với Đảng và Nhà nước và được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ,đó là: Phản biện các chủ trương của Đảng ở tỉnh liên quan đến trí thức và lĩnh vực KHCN, GD&ĐT (Do các Ban Đảng Tỉnh ủy giao nhiệm vụ); hay trổ chức nghiên cứu khoa học về các Đề tài lịch sử Đảng bộ các ngành, địa phương trong tỉnh cũng như các lĩnh vực khác có liên quan đến trí thức KHCN. Tổ chức các hội thảo nhằm cung cấp luận cứ khoa học phục vụ cho phát triển KTXH ở địa phương (Do các Ban Đảng Tỉnh ủy và Huyện ủy giao nhiệm vụ)
Theo ThS. Trần Mạnh Đương, Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Đắk Nông, chia sẻ với hội thảo: “Điều dễ thấy rõ nhất về hoạt động của Liên hiệp Hội hiện nay do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ: Hội thi Sáng tạo kỹ thuật (2 năm/1 lần); Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên-Nhi đồng (1 năm/lần) và công tác Tư vấn PBXH. ThS. Trần Mạnh Đương, chia sẻ thêm: “ Đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam nên đăng ký với Đảng và Nhà nước, giao thêm nhiệm vụ cho LHH phát động: Phong trào đổi mới sáng tạo (Đại hội 13 của Đảng đã có nêu). Đặc biệt về công tác biên chế nhân sự của LHH: “Đã gần 40 năm thành lập 6/1983-6/2023 nhưng các LHH địa phương vẫn còn vướng mắc, loay hoay…nếu có thì mỗi nơi mỗi khác”…
Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Ngọc Tuyên, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Tây nguyên (Sở KHCN tỉnh Đắk Lắk) so sánh: “Liên hiệp Hội con khó khăn vì Con đông-Tiền ít”; còn nặng hình thức “Xin-Cho”…để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, nên chăng Liên hiệp Hội Trung ương, tổ chức xã hội hóa để đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ chuyên ngành làm công tác Liên hiệp Hội…
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Liên hiệp Hội Phú Yên, báo cáo tại hội thảo: “ Hầu hết các Đề tài, dự án lớn của tỉnh, Liên hiệp Hội Phú Yên, đều được lãnh đạo tỉnh mời làm phản biện 2; đồng thời ngân sách cấp cho phản biện độc lập không có hạn chế, phản biện bao nhiêu thì cấp ngân sách bấy nhiêu- Đây cũng là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc giao nhiệm vụ cho Liên hiệp Hội Phú Yên”.
Đối với đơn vị sở tại (Liên hiệp Hội tỉnh Đắk Lắk), ông Nguyễn Xuân Thao, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Đắk Lắk, nhận định rằng: Đắk Lắk có 15.275 trí thức (trình độ Cao đẳng trở lên) trong đó có hơn 100 Tiến sĩ các chuyên ngành. Thời gian qua đã góp phần đóng góp cho phát triển KHCN tỉnh nhà nói chung và sự phát triển của tổ chức Liên hiệp Hội nói riêng- Đặc biệt có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hiện nay là: UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các Sở chuyên ngành tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí xây dựng trụ sở mới cho Liên hiệp Hội (Dự án đang triển khai thẩm định giai đoạn 2022-2024).
Kết luận hội thảo, GS-TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội Việt Nam, đánh giá: Trách nhiệm của trí thức trong thời chiến tranh, thời hòa bình và kể cả thời công nghệ 4.0 vẫn được Đảng và Nhà nước trân quý. Tính năng động của các Liên hiệp Hội địa phương “Không kén cá-Chọn canh” vẫn nhiệt tình cống hiến khoa học kỹ thuật. Đặc biệt sự quan tâm và tạo điều kiện của cấp ủy đúng như tinh thần Chỉ thị 42 của Đảng, Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với Bộ, Ngành và Chính phủ để có cơ chế chính sách đãi ngộ với trí thức./.
Huỳnh Đức Thế (LHH Phú Yên)
Nguồn: Vusta.vn
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 77
accessibility Hôm qua: 85
account_circle Trong tháng: 275.151
account_box Trong năm: 23.774
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.094