Giám sát thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học, công nghệ và Luật Khoa học và Công nghệ

Cập nhật lúc:   15:59:09 - 04/01/2018 Số lượt xem:   640 Người đăng:   Administrator
Đoàn Giám sát làm việc với UBND và các Sở Ban ngành tại Gia Lai Đoàn Giám sát làm việc với UBND và các Sở Ban ngành tại Gia Lai
Ngày 28-29/9/2017, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tham gia đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI)
Cập nhật ngày: 03/10/2017


Ngày 28-29/9/2017, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tham gia đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học, công nghệ và Luật Khoa học và Công nghệ tại hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Bà Bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình phối hợp giám sát làm Trưởng đoàn, Ông Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam làm Phó trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Kon Tum và Gia Lai. 

Tại buối làm việc với UBND và các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Gia Lai, bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu rõ mục đích giám sát để nắm được tình hình thực hiện nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 tại địa phương. Thông qua giám sát để ghi nhận kết quả phát triển khoa học, công nghệ và việc thực hiện Luật KH&CN của các cơ sở KH&CN tại địa phương, đồng thời, nắm được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của các đơn vị KH&CN. Qua đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
 
Sau khi thăm một số cơ sở KH&CN và nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết TW6 về phát triển khoa học, công nghệ và Luật KH&CN của tỉnh Gia Lai, Đoàn giám sát đánh giá cao việc quán triệt Nghị quyết 20-NQ/TW tại tỉnh và thống nhất những nội dung cơ bản trong báo cáo của tỉnh. Để phát triển KH&CN, tỉnh đã kịp thời áp dụng nhiều cơ chế, chính sách về KH&CN tại địa phương; đã từng bước hình thành quỹ phát triển KH&CN để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ; công tác thông tin về KH&CN, công tác phát triển thương hiệu, nhãn hiệu đối với các sản phẩm đặc trưng của tỉnh cũng được chú trọng; các hoạt động KH&CN ở cơ sở được triển khai ứng dụng vào thực tế sản xuất, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của địa phương; tỉnh cũng đã tập trung đầu tư mạnh mẽ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng vừa chú trọng thâm canh ở các vùng có điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa... 
 
Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai hoạt động KH&CN, tỉnh Gia Lai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như: thông tin về các kết quả nghiên cứu vẫn chưa được cấp huyện nắm bắt kịp thời để triển khai ứng dụng; Trình độ dân trí và kỹ năng nghề nghiệp của tỉnh còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước đã hạn chế việc tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; Cơ chế tài chính, cơ chế quản lý hoạt động KH&CN tuy có đổi mới nhưng còn chậm; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong quản lý KH&CN có lúc còn hạn chế…
 
Trao đổi tại buổi làm việc, ông Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đánh giá cao kết quả thực hiện NQ 20-NQ/TW của tỉnh. Đồng thời, đề nghị tỉnh cần xác định (1) các sản phẩm chủ lực có thể phát triển tại địa phương trong thời gian tới, hướng đầu tư cho các sản phẩm chủ lực này; (2) xác định rõ hơn vai trò và những đóng góp của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai trong công tác tập hợp, vận động trí thức KH&CN tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống góp phần từng bước phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương; (3) đối với công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội, được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp hội, tỉnh đã có văn bản yêu cầu các cơ quan đia phương phối hợp với Liên hiệp hội để tổ chức thực hiện hoạt động TVPB&GĐXH, trong thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện để Liên hiệp hội triển khai tốt nhiệm vụ này.
PSX 20170930 144824 520x500
 


Ghi nhận những ý kiến trao đổi và đóng góp của Đoàn giám sát, bà Huỳnh Nữ Thu Hà, Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã phát biểu cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu những đóng góp của Đoàn giám sát. Bà Huỳnh Nữ Thu Hà mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm của các ban, ngành đoàn thể và cơ quan ở trung ương để tỉnh thực hiện tốt hơn Nghị quyết 20/NQ-TW, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
 
Đoàn giám sát thăm và làm việc với Công ty TNHH Hương Đất An Phú (Gia Lai), đơn vị sản xuất rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGap. Với diện tích 5 hecta, trong đó gần 60% diện tích đất canh tác trên màng hiện đại và 100% hệ thống tưới tự động, Công ty Hương Đất An Phú đã tổ chức sản xuất theo quy trình khép kín, hiện đại từ việc chọn cây giống, gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sau thu hoạch đều được kiểm soát chặt chẽ. Công ty đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người 35 lao động, trong đó có 25 lao động địa phương.
 

Sản phẩm rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGap
của Công ty TNHH Hương Đất An Phú (Gia Lai)
 
Trước đó, trong 2 ngày 26-27/9/2017, Đoàn đã thực hiện hoạt động giám sát tại Kon Tum.
 
 
Đ/c Phạm Văn Tân, PCT-TTK Liên hiệp Hội Việt Nam, Phó trưởng đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc với UBND và các Sở, ban, ngành tỉnh Kon Tum.
 
Nguồn: www.vusta.vn ngày 30/09/2017
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 54
accessibility Hôm qua: 100
account_circle Trong tháng: 268.796
account_box Trong năm: 20.556
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.876