Giúp trẻ em phát triển kỹ năng xã hội trong đại dịch COVID-19

Cập nhật lúc:   09:27:23 - 07/04/2022 Số lượt xem:   552 Người đăng:   Administrator
Học sinh tới trường học tại Dortmund, miền tây nước Đức. Ảnh minh họa. Ảnh: AFP/TTXVN Học sinh tới trường học tại Dortmund, miền tây nước Đức. Ảnh minh họa. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ em.
Giới chuyên gia đã tìm các giải pháp nhằm giúp trẻ em có sự phát triển tốt nhất trong bối cảnh đại dịch. 
Do hạn chế tiếp xúc vì dịch bệnh, trẻ em đã bỏ lỡ rất nhiều trải nghiệm, từ việc đi công viên chơi đến việc quan sát bố mẹ tương tác với những người khác như thế nào. Nghiên cứu cho thấy tình trạng này đã làm chậm sự phát triển về thể chất và kỹ năng xã hội của trẻ em. 
Theo Giáo sư Iram Siraj, chuyên gia về lĩnh vực phát triển trẻ em thuộc Đại học Oxford, đồng thời là cố vấn của Bộ Giáo dục Anh, vấn đề này tùy thuộc từng đứa trẻ cũng như độ tuổi của trẻ, nhưng bố mẹ cần theo dõi bất kỳ sự thay đổi nào ở hành vi của trẻ liên quan việc phong tỏa do dịch bệnh vì có những tác động không thể lường trước mà giới chuyên gia chưa nghĩ đến. 
Bà Siraj khuyến nghị bố mẹ cần nói chuyện với con càng nhiều càng tốt về suy nghĩ, cảm nhận của chúng về đại dịch COVID-19, đồng thời có những trao đổi giữa các bậc phụ huynh về kỹ năng nuôi dạy con cái. 
Trong khi đó, Giáo sư Gemma Moss thuộc viện giáo dục UCL khuyến nghị bố mẹ nên chia sẻ bất kỳ mối quan ngại nào với giáo viên của con mình, vì họ là những người có chuyên môn có thể hỗ trợ tốt nhất cho con em khi ở trường, đồng thời tham khảo tài liệu của các tổ chức về sức khỏe tâm thần trẻ em và gia đình. 
Giới chuyên gia cũng khuyến nghị các bố mẹ không nên hoảng sợ khi con em gặp phải bất kỳ vấn đề nào. Một số trẻ em thậm chí còn phát triển kỹ năng cao hơn trong bối cảnh đại dịch. 
Theo chuyên gia Siraj, ví dụ những trẻ đọc sách nhiều hơn sẽ có khả năng đọc viết cao hơn. Tuy nhiên, không nên cho rằng việc trẻ em dành nhiều thời gian ở nhà hơn sẽ tốt hơn vì chúng có thể giỏi về mặt lý thuyết nhưng mức độ lo lắng lại cao hơn. 
Các chuyên gia khẳng định trẻ em cần được ra ngoài càng nhiều càng tốt vì ngay cả những điều nhỏ nhặt như một cuộc trò chuyện ngẫu nhiên với một người lạ hoặc tương tác với một nhân viên thu ngân cũng giúp phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ. 
Theo bà Siraj, bố mẹ cố gắng đọc sách cho trẻ em nhiều nhất có thể vì việc đọc cho trẻ sẽ giúp chúng phát triển ngôn ngữ tốt hơn và việc đọc cũng là cách giúp bổ sung kiến thức về thế giới. 
Bà Siraj cho rằng dành thời gian để chơi các trò chơi thể hiện cảm xúc hay mang tính phối hợp và tham gia các hoạt động thể chất cũng rất quan trọng dù chỉ là hoạt động trong nhà. Theo bà, trẻ học được rất nhiều thứ xung quanh thông qua các trò chơi, việc đọc sách, các con số hay giao tiếp xã hội... Nếu bố mẹ lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, có thể thiết lập "bong bóng giao tiếp" với con em gia đình khác. 
Cuối cùng, bà Siraj cho rằng bố mẹ cần trò chuyện với con và có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở như "Con đang nghĩ gì?" giúp trẻ có suy nghĩ độc lập và rèn luyện cho trẻ tác phong nói chuyện.
 
Theo TTXVN/Vietnam+
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 94
accessibility Hôm qua: 93
account_circle Trong tháng: 268.736
account_box Trong năm: 20.496
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.816