Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và trách nhiệm của công dân

Cập nhật lúc:   15:06:03 - 16/03/2021 Số lượt xem:   1315 Người đăng:   Administrator
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng, nhằm lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân, có ý nghĩa quyết định vận mệnh của quốc gia, dân tộc, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bầu cử là việc cử tri tham gia bỏ phiếu theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và kín để bầu những đại biểu mà mình tín nhiệm; Là hoạt động chính trị liên quan đến việc hình thành cơ quan đại biểu của Nhân dân,   cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Việc bầu cử được tiến hành khi kết thúc một nhiệm kỳ của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Theo quy định của pháp luật hiện hành, một nhiệm kỳ là 5 năm.
Hiến pháp 2013 nêu rõ:
- “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định” (Điều 27).
- “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” (khoản 1, điều 28);
- “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (khoản 2 điều 28).
Đồng thời, Hiến pháp quy định công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, thể hiện tầm quan trọng của quyền biểu quyết nói riêng và quyền của người dân được bày tỏ chính kiến, tham gia đóng góp ý kiến đối với Nhà nước. Các quy định trên của Hiến pháp đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc bảo đảm cho công dân được thực sự tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
Mỗi cử tri khi tham gia bầu cử không những là niềm vinh dự được thực hiện quyền dân chủ, mà còn là nghĩa vụ công dân, thể hiện trách nhiệm chính trị của mình đối với đất nước, do đó:
- Hãy tham gia bầu cử với trách nhiệm một công dân tham gia xây dựng đất nước.
- Hãy thực hành quyền của mình một cách hiểu biết và trách nhiệm.
Mọi biểu hiện thờ ơ với cuộc bầu cử, không tham gia bỏ phiếu hoặc nhờ người bầu hộ, bầu “cho xong”… không những tự mình tước bỏ quyền lợi thiêng liêng của mình, mà còn là hành xử thiếu trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc...
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 27
accessibility Hôm qua: 100
account_circle Trong tháng: 268.769
account_box Trong năm: 20.529
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.849