Phú Yên: Giảng dạy trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Cập nhật lúc:   15:24:46 - 21/11/2018 Số lượt xem:   1054 Người đăng:   Administrator
Mô hình giáo dục đại học 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết nhà trường - nhà quản lý - doanh nghiệp với nhau, đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào trường học để nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp việc dạy và học diễn ra mọi lúc mọi nơi.
Trường đại học theo chuẩn giáo dục 4.0 không chỉ là nơi đào tạo – nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, nâng cao năng suất lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo các chuyên gia trong ngành giáo dục, trong thời đại mới, người ta sẽ không còn quá quan trọng đến một tấm bằng một cách hình thức, đến nguồn gốc xuất thân hay những mối quan hệ, vấn đề là kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng... Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau. Ai có năng lực thực sự, có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, người đó sẽ thành công. Đối với các trường đại học, CMCN 4.0 đòi hỏi phải đào tạo ra nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và trình độ giáo dục cao hơn so với 10 năm trước, bởi thị trường đòi hỏi lao động có trình độ giáo dục và đào tạo cao hơn.

Thực tế hiện nay, tại Tỉnh Phú Yên, nhịp độ phát triển của tỉnh không chỉ lệ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, của khoa học kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào nhịp độ phát triển của giáo dục, đào tạo. Do đó, để làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, mỗi nhà giáo phải biết tự phát huy nội lực để có thể đóng góp cho sự nghiệp trồng người. Chính vì sự tâm huyết với nghề nên mỗi thầy cô giáo đều có thể sáng tạo ra những phương pháp giáo dục hiệu quả, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, nhất là những học sinh gặp khó khăn về hoàn cảnh sống, về điều kiện học tập…

Theo ông Phan Đình Phùng - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh cho rằng: Để đáp ứng thời đại công nghiệp 4.0, trước hết, thầy, cô giáo phải chuẩn bị cho mình có đủ nội lực để phát huy mọi tiềm năng của bản thân cho mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi học sinh. Thầy, cô chỉ nói hay, truyền đạt kiến thức giỏi là chưa đủ mà phải có đủ kiến thức về tâm lý học để có khả năng thấu hiểu từng học sinh, khích lệ và dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động trải nghiệm trên lớp, ngoài nhà trường… Dạy học kiểu áp đặt, khuôn mẫu cứng nhắc chắc chắn sẽ không thành công.

Đứng trước xu thế của sự phát triển, đối với quá trình dạy học, cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học hay là tổ chức một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; chuyển phát triển giáo dục đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả… Giáo dục là một con đường dẫn mọi người đến thành công, tạo ra sự cân bằng trong xã hội. Để làm được điều này, nó đòi hỏi các nhà giáo phải thật sự tâm huyết, năng động và sáng tạo và biết phát huy nội lực của mình mới chủ động đáp ứng được những nhu cầu thay đổi của xã hội, đất nước.

Theo ThS Đỗ Thị Cẩm Vinh , giáo viên Trường Cao Đẳng Nghề Phú Yên cho biết: Thực tế Người thầy cũng phải trải nghiệm thực tế để đào tạo tốt hơn bởi lẽ thị trường lao động sẽ có những thay đổi lớn khi mà các công việc giản đơn sẽ dần bị thay thế bởi robot và yêu cầu làm chủ công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại ngày càng cao. Thực tế này đòi hỏi nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phải có sự thay đổi trong công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường. Sau gần 8 năm gắn bó với môi trường giáo dục, đặc biệt là thông qua việc tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp năm 2018 vừa được Bộ LĐ-TB-XH tổ chức hồi tháng 9 vừa qua, tôi học hỏi được nhiều điều về đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo nghề mà hội giảng đề cập. Theo đó, năng lực của giáo viên được xem xét dưới nhiều khía cạnh như: Bài giảng có phù hợp với học sinh; khối lượng kiến thức đưa ra trong một tiết giảng có bảo đảm độ chính xác, khoa học gắn với thực tiễn; việc sử dụng đồ dùng, thiết bị giảng dạy; việc xử lý các tình huống sư phạm...

Quả thật, trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của người thầy càng trở nên quan trọng để phát triển năng lực của người học, ứng dụng khoa học công nghệ vào đào tạo, dẫn dắt định hướng nghề nghiệp và kết nối người học và doanh nghiệp. Dạy học trong thời đại công nghiệp 4.0 với nhiều thách thức, với vai trò người viết mong rằng vai trò của người giáo viên sẽ tiếp tục được xã hội đề cao, coi trọng và Nhà nước có chế độ đãi ngộ thích đáng hơn. Cùng với đó, gia đình và xã hội cũng nên thấu hiểu, sẻ chia và cùng phối hợp tốt với giáo viên trong việc giáo dục con em mình để mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển quê hương, đất nước.
 
Tác giả bài viết: Thùy Trang
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 56
accessibility Hôm qua: 85
account_circle Trong tháng: 274.822
account_box Trong năm: 23.445
supervisor_account Tổng truy cập: 3.163.765