Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Nhu cầu cấp thiết trong xây dựng và phát triển thương hiệu

Cập nhật lúc:   14:55:32 - 04/01/2018 Số lượt xem:   23 Người đăng:   Administrator
Th.S Lê Văn Cựu - Ảnh: THIÊN LÝ Th.S Lê Văn Cựu - Ảnh: THIÊN LÝ
Trong thời kỳ hội nhập, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động SHTT, Phú Yên đã tích cực xây dựng
Cập nhật ngày: 14/02/2017


Trong thời kỳ hội nhập, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động SHTT, Phú Yên đã tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thế mạnh của tỉnh thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) giai đoạn 2011-2015 (gọi tắt là Chương trình 68) và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh tiếp tục triển khai các đề tài, dự án tham gia Chương trình 68. Trao đổi với phóng viên Báo Phú Yên, ThS Lê Văn Cựu, Giám đốc Sở KH-CN, đánh giá: 

- Nhờ thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển TSTT, Phú Yên ngày càng được nhiều người biết đến là một tỉnh có nhiều sản phẩm đặc sản nổi tiếng, uy tín và chất lượng. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã được Bộ KH-CN hỗ trợ thực hiện 4 dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Sò huyết đầm Ô Loan” và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Rượu Quán Đế”, “Nước mắm Phú Yên”, “Muối Tuyết Diêm” và 4 dự án tuyên truyền phổ biến kiến thức về SHTT trên sóng VTV Phú Yên.
 
Cụ thể, dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nước mắm Phú Yên” cho sản phẩm nước mắm của tỉnh Phú Yên” đã nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm nước mắm Phú Yên trên thị trường, nâng cao uy tín sản phẩm đặc trưng của địa phương, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước mắm của tỉnh. Không những ngày càng có nhiều người Việt Nam chọn lựa để sử dụng mà còn trở thành hàng xuất khẩu ra thế giới. Với dự án “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên sóng VTV Phú Yên (các giai đoạn 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013, 2013-2014)”, thông qua 13 chương trình SHTT và cuộc sống phát sóng trên VTV Phú Yên đã truyền tải 38 tin tức về SHTT, 51 phóng sự, phỏng vấn, 27 câu hỏi kiến thức về SHTT và 10 phim tình huống... đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ thực thi quản lý nhà nước về SHTT và doanh nghiệp, tăng số đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quảng bá, định vị thương hiệu của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại địa phương.
 
* Sở KH-CN sẽ tập trung thực hiện những nội dung nào trong Chương trình 68 giai đoạn 2016-2020, thưa ông?
 
- Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển TSTT giai đoạn 2016-2020, Sở KH-CN tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đề xuất các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển SHTT giai đoạn 2016-2020 và phối hợp với Sở Công thương xây dựng đề án phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp ưu tiên và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của tỉnh đến năm 2020… Đặc biệt, UBND tỉnh đã đề xuất đặt hàng Bộ KH-CN 2 dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý Phú Yên dùng cho 2 sản phẩm tôm hùm bông, cá chình hoa và xây dựng chỉ dẫn địa lý Sơn Thành dùng cho sản phẩm hồ tiêu Sơn Thành... nhằm góp phần thiết thực cho việc phát triển thương hiệu, thúc đẩy hoạt động SHTT và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
 
Để làm được điều này, trước tiên phải không ngừng nâng cao nhận thức về SHTT của doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân. Trong thời gian tới, Sở KH-CN tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách pháp luật về SHTT đã được triển khai rộng rãi; đồng thời, Sở KH-CN sẽ thường xuyên phối hợp tổ chức hướng dẫn đăng ký và xác lập quyền SHTT, bảo hộ và thực thi quyền SHTT, bảo hộ quyền SHTT đối với các sản phẩm đặc sản địa phương, hướng dẫn các thủ tục hồ sơ đăng ký xác lập quyền về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp...
 
Ông Trình Văn Nam, chủ cơ sở nước mắm Ba Na, trưng bày sản phẩm lên kệ - 
Ảnh: THIÊN LÝ
 
* Theo ông, để triển khai tốt Chương trình 68 giai đoạn 2016-2020 cần có những biện pháp gì để khắc phục các mặt tồn tại, hạn chế?
 
- Trong những năm qua, hoạt động SHTT diễn ra sôi động và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động quản lý SHTT còn tồn tại một số bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tình hình mới, nhất là hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển TSTT, thẩm định dự án, nghiệm thu và thanh quyết toán còn triển khai chậm. Một số quy định của Luật SHTT về bảo hộ và sử dụng quyền SHTT còn chưa phù hợp. Nhiều văn bản về hướng dẫn sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý… chưa sát với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một số kiến nghị từ Ban Chỉ đạo chương trình cho rằng cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại, vướng mắc của giai đoạn 2011-2015. Sở KH-CN tiếp tục mở rộng nội dung và phạm vi triển khai chương trình trong thời gian tới, tạo điều kiện tối đa cho các cơ quan chuyên môn thuận tiện và dễ dàng tham gia chương trình. Điều chỉnh và mở rộng nội dung chương trình trong vấn đề hỗ trợ bảo hộ và giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì; hỗ trợ xây dựng quy định và tiêu chí đánh giá, định giá tài sản trí tuệ, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ…
Link 
 
* Xin cảm ơn ông!
 
THIÊN LÝ
Nguồn: baophuyen.com.vn ngày 13/02/2017
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 18
accessibility Hôm qua: 85
account_circle Trong tháng: 274.784
account_box Trong năm: 23.407
supervisor_account Tổng truy cập: 3.163.727