TƯ VẤN PHẢN BIỆN & GĐXH TƯ VẤN PHẢN BIỆN & GĐXH

Hà Giang: Tư vấn phản biện dự thảo chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Cập nhật lúc:   10:55:05 - 17/05/2019 Số lượt xem:   1123 Người đăng:   Administrator
Ngày 10.5.2019, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện đối với dự thảo “Chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang”.
Tham dự Hội thảo có các Chuyên gia tư vấn, phản biện thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Liên hiệp Hội Việt Nam, các Hội thành viên Liên hiệp Hội Hà Giang và đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh.
 
Do điều kiện đặc thù của một tỉnh miền núi, nằm cách xa Hà Nội và các thành phố lớn, giao thông đi lại không thuận lợi nên tỉnh cần phải nới rộng chính sách khuyến khích với mức xấp xỉ ngang bằng với quy định của Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Quá trình tổ chức thực hiện cần phải thực sự cởi mở thì mới tạo động lực khuyến khích, thu hút được các doanh nghiệp ở miền xuôi lên miền núi tham gia vào các dự án liên kết phát triển, hợp tác gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của tỉnh như: Chè Shan tuyết, Cam Sành Hà Giang, Mật ong bạc hà Mèo Vạc, sản phẩm thịt trâu, bò, dê và cây dược liệu... Cụ thể cần phải nâng mức hỗ trợ chi phí cho tư vấn xây dựng chuỗi liên kết từ mức 60% lên 100%, với mức hỗ trợ tối đa là 300 triệu đồng (cao hơn so với mức dự thảo quy định là 100 triệu đồng); Nâng mức hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ chuỗi liên kết sản phẩm từ 30% lên 60%, với mức hỗ trợ tối đa là 6,0 tỷ đồng/dự án” (cao hơn so với mức dự thảo là 3,0 tỷ đồng) để tránh sự dàn trải trong việc hỗ trợ đầu tư cho nhiều dự án; Quy định về hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông và hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi sản phẩm cũng cần nâng mức hỗ trợ lên 100% đối với chi phí tài liệu và 50% đối với chi phí đi lại và ăn ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, học tập cho giảng viên và học viên (mức dự thảo là 40%) để phù hợp với định mức hỗ trợ quy định tại Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/4/2018 của Chính phủ về Khuyến nông. Ngoài ra, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần phải có bản tính toán giải trình về nguồn kinh phí đáp ứng để đảm bảo tính khả thi của chính sách khi triển khai.

Cơ quan chủ trì soạn thảo Sở NN&PTNT Hà Giang đã tiếp thu tất cả ý kiến tham gia, góp ý của Hội đồng tư vấn phản biện để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện chính sách đảm bảo chất lượng trước khi trình Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang tháng 7 năm 2019.                                               
 
Tác giả bài viết: Cao Hồng Kỳ, Liên hiệp Hội Hà Giang
Nguồn: www.vusta.vn ngày 14/05/2019
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 56
accessibility Hôm qua: 100
account_circle Trong tháng: 268.798
account_box Trong năm: 20.558
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.878