Góp ý dự thảo đề cương Luật An toàn vệ sinh lao động

Cập nhật lúc:   16:09:22 - 16/01/2018 Số lượt xem:   286 Người đăng:   Administrator
Nằm trong hoạt động của Hội nghị giao ban thường niên, ngày 21/8/2015 tại TP. Đà Nẵng
Kế thừa kết quả của hai cuộc hội thảo được tổ chức trong tháng 7 và tháng 10 năm 2012, ngày 4/12/2012, Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo đề cương Luật An toàn vệ sinh lao động”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Những nội dung chính được đề cập trong dự thảo đề cương của Luật ATVSLĐ gồm: Các quy định chung; Quản lý ATVSLĐ; Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức đại diện của họ trong công tác ATVSLĐ; Cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Chăm sóc, quản lý sức khoẻ người lao động; Các quy định về ATVSLĐ đối với lao động nữ, lao động trẻ em, lao động đặc thù; Thanh tra về ATVSLĐ; Khen thưởng và xử phạt về ATVSLĐ và Điều khoản thi hành.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến vào những vấn đề kết cấu, nội dung của đề cương; trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức đại diện của họ; công tác quản lý; các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; những vấn đề về lao động nữ, lao động vị thành niên, lao động đặc thù và xu hướng trên thế giới trong việc giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; vai trò tham gia của người lao động trong toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch, biện pháp, quy trình ATVSLĐ ở cơ sở.

Ông Vũ Như Văn – Phó Chủ tịch Hội ATVSLĐ Việt Nam, cho rằng: xây dựng Luật cần xây dựng sao cho hiệu lực pháp lý về ATVSLĐ được nâng cao, tránh sự chồng chéo trong quản lý nhà nước. Cần quy định cụ thể trách nhiệm của một số bộ ngành có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của người sử dụng lao động và người lao động, từ đó tự bảo vệ mình và chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động. Bên cạnh đó, ông Văn cũng cho rằng cần quy định trách nhiệm tham gia quản lý ATVSLĐ đối với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức khoa học công nghệ: như Công đoàn, Hội Nông dân, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… Tại cơ sở thì cần quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, hệ thống tổ chức quản lý ATVSLĐ cơ sở trong đó đặc biệt chú trọng công tác huấn luyện, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ...

KS Phùng Huy Dật - Trưởng ban Thông tin tuyên truyền huấn luyện - Hội KHKT ATVSLĐ Việt Nam lại cho rằng trong dự thảo Luật cần quy định trách nhiệm của người lao động phải thực hiện đúng quy trình làm việc an toàn do người sử dụng lao động ban hành hoặc đã được huấn luyện, có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Cùng với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở và người sử dụng lao động, cần đưa trách nhiệm của người lao động vào chương Các quy định chung hoặc chương Quy định các biện pháp ATVSLĐ tại nơi sản xuất kinh doanh của dự thảo Luật. Tại hội thảo, các đại biểu cũng góp ý thêm về bố cục của dự thảo đề cương trong đó cần nêu kỹ hơn về các khái niệm, nhiệm vụ, cơ chế sinh hoạt của hội đồng BHLĐ và chương riêng về lực lượng an toàn vệ sinh viên.
                                                                                                              Theo nguồn Vusta.vn ngày 05/12/2012
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 113
accessibility Hôm qua: 100
account_circle Trong tháng: 268.855
account_box Trong năm: 20.615
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.935