Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Cập nhật lúc:   09:10:05 - 12/01/2021 Số lượt xem:   735 Người đăng:   Administrator
GS.TS Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Liên hiệp Hội TP. Hồ Chí Minh GS.TS Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Liên hiệp Hội TP. Hồ Chí Minh
Nói về tư vấn phản biện và giám định xã hội, GS.TS Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Liên hiệp Hội TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong những năm nay, Liên hiệp Hội đã xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia cần và có thể tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; đặc biệt là các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, chuyên ngành theo từng lĩnh vực, có uy tín về khoa học và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tư vấn, thiết kế trong các lĩnh khoa học và kỹ thuật. Xây dựng qui chế hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội để đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật và sử dụng có hiệu quả, hợp lý ngân sách thành phố cấp trong từng giai đoạn.
GS Phước cho biết thêm, tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nhiệm vụ quan trọng và cũng là thế mạnh vốn có của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội. Trong những năm qua, Liên hiệp Hội đã tích cực vận động chính sách, tham gia góp ý với lãnh đạo thành phố và lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để trí thức khoa học - công nghệ tham gia nhiều ý kiến có chất lượng vào việc xây dựng chính sách và hiện thực hóa chính sách, nhất là các chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và chính sách đối với trí thức.
Các hội thành viên và các đơn vị trực thuộc đã có nỗ lực lớn trong việc hoàn thành 574 dự án tư vấn, phản biện và giám định xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, môi trường, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, thủy lợi,.....
Giai đoạn 2015 - 2020, hoạt động phản biện xã hội là hoạt động mạnh nhất với 77 dự án được tổ chức phản biện về mặt kỹ thuật, trợ giúp về tri thức khoa học – công nghệ ở trình độ cao, có khả năng chỉ ra những khiếm khuyết của dự án, công trình và đề xuất được những giải pháp tối ưu hơn, vì vậy việc cân nhắc lựa chọn tập hợp “Đúng người – đúng việc” có ý nghĩa rất quyết định. Hội đồng Phản biện phải có các thành viên đúng chuyên ngành và có tinh thần trách nhiệm. Có thể khẳng định chất lượng của hoạt động phản biện xã hội được quyết định bởi các chuyên gia.
Chia sẻ về hoạt động tư vấn phản biện, GS Phước cho hay đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, hoặc dự án trọng điểm do Liên hiệp Hội chủ trì, Liên hiệp Hội làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là chuyên gia chuyên ngành về các lĩnh vực cần phản biện là Ủy viên Hội đồng. Hội đồng có từ 5 - 7 đến 9 thành viên, và 1 thư ký. Chủ tịch Liên hiệp Hội ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn, phản biện, giám định xã hội.
Tùy theo yêu cầu của từng dự án có 1 chủ tịch hội đồng hoặc có thêm từ 1 đến 2 phó chủ tịch Hội đồng (tùy vào quy mô dự án/công trình). Hội đồng phản biện có trách nhiệm thông qua báo cáo chung, có kết luận rõ ràng về các nội dung cần tư vấn - phản biện. Báo cáo được Chủ tịch Liên hiệp Hội ký trình lên Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố. Thường trực Liên hiệp Hội là tập thể chịu trách nhiệm chính về nội dung báo cáo phản biện; hồ sơ đính kèm báo cáo chung và các báo cáo của từng nhóm chuyên đề.
Đối với các dự án thông thường có quy mô nhỏ, Thường trực Liên hiệp hội giao nhiệm vụ cho đơn vị khoa học công nghệ trực thuộc tổ chức triển khai công tác phản biện. Hiện nay, Liên hiệp hội có 6 đơn vị khoa học công nghệ: Viện Tài nguyên công nghệ và Môi trường; Trung tâm Tư vấn Phát triển, Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Công nghiệp Môi trường, Trung tâm Trọng tài thương mại, Trung tâm Nghiên cứu vùng và đô thị.
Trong năm qua, Liên hiệp Hội đã được lãnh đạo Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm chỉ đạo cho các Sở, Ban, Ngành, quận, huyện trực tiếp giao cho Liên hiệp Hội phản biện khoa học các dự án, công trình có quy mô vừa và nhỏ và kỹ thuật tương đối không phức tạp; Được Ủy ban nhân dân Thành phố cấp kinh phí cho hoạt động Tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Liên hiệp Hội phối hợp tổ chức ký kết chương trình hợp tác với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn (2021 - 2025).
Tuy nhiên, theo GS Phước vẫn còn một số khó khăn như Liên hiệp Hội chưa được tham gia vào các dự án trọng điểm, dự án quốc gia triển khai trong phạm vi Thành phố;
Thời gian cho phản biện 15 ngày làm việc để có kết quả phục vụ cho công tác thẩm định dự án, dự án phức tạp là 30 ngày, không đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ; Kinh phí thù lao cho chuyên gia còn thấp, chưa đáp ứng được công sức của nhà khoa học; Việc đề xuất tham gia tư vấn các dự án, công trình trước khi lập dự án; hoặc tham gia giám định xã hội trong quá trình thi công chưa được chủ đầu tư chấp thuận.
Vì vậy, theo GS Phước có một số kiến nghị như về Phản biện, cần có thời gian từ 30 ngày đến 45 ngày tổ chức phản biện.
Về Giám định xã hội, Liên hiệp Hội cần phải tham gia Giám định xã hội dự án, công trình đã được phản biện, xem trong quá trình thi công có đúng như thiết kế hay không hoặc có thể kịp thời điều chỉnh thiết kế khi phát hiện các sai sót.
Về kinh phí cho hoạt động Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội, trong thời gian tới cần điều chỉnh tăng thêm cho phù hợp với từng vụ việc có nội dung cụ thể cho Tư vấn – Phản biện – Giám định xã hội.
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 89
accessibility Hôm qua: 93
account_circle Trong tháng: 268.731
account_box Trong năm: 20.491
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.811