Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La với công tác Tham mưu, Tư vấn, Phản biện Xã hội

Cập nhật lúc:   14:35:14 - 14/12/2017 Số lượt xem:   506 Người đăng:   Administrator
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên
Liên hiệp các hội KH&KT có nhiệm vụ đề xuất, tham mưu. Cụ thể là tập hợp đội ngũ trí thức
Liên hiệp các hội KH&KT có nhiệm vụ đề xuất, tham mưu. Cụ thể là tập hợp đội ngũ trí thức để đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, nhất là về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chính sách đối với trí thức v.v.( Chỉ thị 42-CT/W của Bộ chính trị). Liên hiệp Hội Việt Nam phải thực sự trở thành một bộ phận tham mưu tin cậy của Đảng và Nhà nước, nhất là đối với công tác vận động trí thức.( Bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đại hội VII Liên hiệp hội Việt Nam). Liên hiệp các hội KH&KT có nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội( TVPB) trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các chương trình, dự án, đề án lớn về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội trước khi cấp có thẩm quyền quyết định.(Quyết định số 22/2002/ QĐ-TTg trước đây và quyết định số 14/2014/QĐ-TTg hiện nay). 

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên, tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương, sắc thái hoạt động TM, TV, PB của Liên hiệp hội ít nhiều khác nhau. Có một số Liên hiệp hội hoạt động khá tốt, nhưng cũng còn không ít  Liên hiệp hội gặp khó khăn. Trong số Liên hiệp hôi hoạt động tốt, thì cũng có nơi nghiêng về TM, TV, có nới nghiêng về PB, có nơi tiến hành tương đối đồng bộ cả về TM, TV, PB.
 
Hoạt động TM,TV,PB của Liên hiệp hội Sơn La( LHHSL) được chủ động thực hiện thường xuyên. Một số vấn đề được thực hiện theo chuyên đề, dùng kinh phí TV, PB. Còn lại, dùng kinh phí chi thường xuyên của LHH. Hoạt động TM, TV, PB  được kết hợp nhiều hình thức: Trực tiếp đăng ký thuyết trình với lãnh đạo tỉnh; Tham gia đoàn công tác của tỉnh, tham gia tổ giúp việc  đại hội đảng bộ tỉnh; Viết báo cáo và bài nghiên cứu mang tính chất tư vấn phản biện gửi lãnh đạo tỉnh; Hội thảo tư vấn mời lãnh đạo tỉnh và các ngành và cơ sở cùng dự; Tham gia bằng văn bản và trực tiếp tham gia ý kiến tại các hội nghị tư vấn do Đoàn đại biểu quốc hội, HĐND, UBND, các ngành, các huyện, thành phố tổ chức. Hợp đồng tham gia ý kiến. Đăng bài nghiên cứu trao đổi có tính chất tư vấn trên bản tin  trí thức với KH&CN, Diễn đàn trí thức Susta.vn, trên báo chí LHHVN và báo chí Bộ KH&CN và một số báo khác.
 
Một số hội thành viên của LHH cũng quan tâm và có nhiều hoạt động tham mưu, tư vấn, phản biện  với các hình thức tương  tự như LHHSL.( Hội khoa học kinh tế, Hội Khoa học lịch sử, Hội Khuyến học, Hiệp hội du lịch...). Có vấn đề từng hội độc lập tổ chức. Có vấn đề các hội phối hợp với LHHSL để tổ chức.
 
Dưới đây là một số hoạt động cụ thể của LHHSL
 
1. Tham mưu, tư vấn.
Tham mưu cũng gần với tư vấn, đều là hoạt động cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, kiến nghị cho cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền.
 

Ngay từ khi mới thành lập vào năm 2010,  LHHSL đã  chủ động tổ chức lấy ý kiến của đội ngũ trí thức có trình độ, tâm huyết  tham gia đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị đại hội XIII đảng bộ tỉnh Sơn La. Các ý kiến tham gia đã được LHH tổng hợp, biên tập, nâng cao thành 02 báo cáo: Báo cáo tham gia về phần tổng kết nhiệm kỳ XII và báo cáo tham gia về phần phương hướng. mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ XIII. Các báo cáo được Thường trực tỉnh ủy và tiểu ban văn kiện đánh giá tốt. Đích thân động chí Bí thư tỉnh ủy đọc báo cáo và  ghi bên lề, đại ý: Báo cáo có nhiều ý hay, giao cho Tiểu ban Văn kiện nghiên cứu sử dụng. Đến nhiệm kỳ đại hội XIV đảng bộ tỉnh vào năm 2015,  LHHSL đã chủ động nghiên cứu  xây dựng báo cáo tư vấn trước khi tỉnh ủy có dự thảo báo cáo chính trị.  Tập trung 02 vấn đề: chủ đề đại hội,  và thứ hạng Sơn La trong khu vực Tây Bắc, khu vực miền núi phía bắc, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. LHH đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức và hoàn thiện báo cáo gửi Tỉnh ủy. Báo cáo cũng được tỉnh ủy đánh giá tốt. Đại diện LHHSL được Ban thường vụ tỉnh ủy trưng tập vào tổ công tác giúp việc tiểu Ban văn kiện. LHH chính thức được tổ công tác phân công hoàn thiện đánh giá bằng các chỉ số việc thực hiện mục tiêu đại hội XIII( đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía bắc vào năm 2015), triển vọng  phấn đấu thứ hạng của Sơn La trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2020. Phần lớn nội dung Báo cáo hoàn thiện của LHH được Tổ công tác  khai thác sử dụng.
 
Tham mưu, tư vấn khác của LHHSL phải kể 03 vấn dề lớn: 
 
Một là, Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 177-KH/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy về công tác của Liên hiệp hội((2010). Quyết định số 3326/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh đã được LHHSL giới thiệu trên vusta.vn. Đây là chương trình tốt, vừa cụ thể vừa chiến lược, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động của LHHSL trước mắt và lâu dài.
 
Hai là, Đề án tôn vinh trí thức tiêu biểu, điển hình lao động sáng tạo( 2013). LHHSL chuẩn bị đề án xác định đối tượng, tiêu chí cụ thể, tổ chức nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến. Quan điểm của cấp lãnh đạo lúc đầu cũng có ý kiến khác nhau, nên không thông qua được. LHH đã kiên trì, sau hơn 02 năm chuẩn bị và trình nhiều lần, cuối cùng cũng  được phê chuẩn. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chính thức giao cho LHHSL định kỳ tổ chức tôn vinh trí thức tiêu biểu và điển hình lao động sáng tạo vào ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/5. Đến nay, cùng với sự phối hợp của Sở KHCN, Ban thi đua khen thưởng tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Trường đại học Tây Bắc, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, LHH đã chủ trì tổ chức thành công 03 kỳ tôn vinh( 2014, 2015, 16). Chủ tịch, PCT tỉnh, PCT, Chủ tịch LHHVN đến  dự,  trao vòng  nguyệt quế và cúp tôn vinh cho những người đạt tiêu chuẩn. Sự kiện tôn vinh được dư luận đánh giá tốt.
 
Ba là, Báo cáo tổng hợp các chỉ số giám sát xã hội và chỉ số CCHC đối với quản trị hành chính và dịch vụ công tỉnh Sơn La( 2014). Tập thể BTV LHHSL đã trực tiếp thuyết trình trước đồng chí Bí thư tỉnh ủy, đại diện Thường trực HĐND, Thường trực UBND tỉnh và nhiều sở ban ngành tỉnh. Sau đó, báo cáo của LHH đã được đưa ra thảo luận tại Ban thường vụ Tỉnh ủy. Nhiều kiến nghị của LHH đã được tỉnh nhất trí( quan trọng nhất là kiến nghị đưa vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và chỉ số CCHC cấp tỉnh Par Index vào nghị trường cấp ủy, HĐND, UBND tỉnh; Ban thường vụ tỉnh ủy ban hành Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo đẩy mạnh CCHC). Sau đó, LHH cũng đã tích cực tham gia tư vấn xây dựng trình BTV TU ban hành Chỉ thị số 33/2014. Đại hội cấp huyện, cấp thành phố và cấp tỉnh vừa qua đã đưa vấn đề PCI và  Par Index vào văn kiện rõ nét hơn. Các phiên họp của HĐND tỉnh, UBND tỉnh về chuyên đề CCHC, LHH đều được mời dự.
 
Bốn là, mới đây, LHH có văn bản tư vấn nâng cao chất lượng xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh theo quy định mới. Liên hiệp hội kiến nghị 10 vấn đề đang được sở KH&CN, UBND tỉnh xem xét:
 
1. Mở rộng đối tượng đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN sang đối tượng doanh nghiệp
 
2. Chỉ đạo nhiệm vụ KH&CN đặt hàng của các cấp lãnh đạo tỉnh cần được tiến hành đồng thời với đề xuất đặt hàng của các đơn vị khác. Sở KH&CN có trách nhiệm xây dựng đề xuất đặt hàng cụ thể theo yêu cầu chỉ đạo của tỉnh. Tất cả đề xuất đặt hàng đều được đưa ra Hội đồng tư vấn để xác định theo quy định.
 
3. Chỉ đạo Sở KH&CN hướng dẫn các đơn vị, cá nhân đề xuất, các cơ quan đề xuất đặt hàng  xác định rõ nhiệm vụ KH&CN thực hiện dưới hình thức nào( đề tài, đề án, dự án SXTN hay dự án liên kết...). Hội đồng tư vấn cấp tỉnh cũng thực hiện như vậy. Phía đề xuất và phía đề xuất đặt hàng không xác định rõ thì  không tư vấn lựa chọn. Những nhiệm vụ nào Hội đồng tư vấn nhầm lẫn thì UBND tỉnh không phê duyệt kết quả tư vấn.
 
4. Chỉ đạo thành lập các hội đồng tư vấn theo chuyên ngành hoặc nhóm ngành có quan hệ với nhau. Không thành lập 03 hội đồng tư vấn quá  rộng theo 03 khối truyền thống ( Xã hội và nhân văn,  Nông  lâm nghiệp, Công nghiệp-xây dựng và các ngành khác).
 
Tách lập hội đồng tư vấn xác định riêng nhiệm vụ KH&CN dưới hình thức đề án KH&CN( không để chung với nhóm đề tài KH&CN)
 
Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xác định  và chốt: Tên nhiệm vụ KHCN, Hình thức thực hiện, Mục tiêu, Nội dung thực hiện, Kết quả sản phẩm ( yêu cầu). Không khoán lại cho sở KHCN để sở KHCN nhờ lại phía bên đề xuất ban đầu.
 
5. UBND tỉnh phê duyệt và sở KH&CN thông báo danh mục nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh gồm: Tên nhiệm vụ; Định hướng mục tiêu; Yêu cầu đối với kết quả, sản phẩm.( Không phê duyệt và thông báo chỉ có tên nhiệm vụ)
 
6. Chỉ đạo xây dựng tiêu chí nhận diện và kiểm soát sản phẩm KH&CN( như trong báo cáo tư vấn). Trong đó, có công bố khoa học dưới hình thức bài báo khoa học, hoặc  đăng ký sở hữu trí tuệ dưới hình thức sáng chế, giải pháp hữu ích , tiến bộ kỹ thuật( ở mức được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận đơn), hoặc cả hai( tùy tính chất nhiệm vụ KH&CN).
 
7.  Chỉ đạo chuyển việc đề uất, đề xuất đặt hàng và tư vấn xác định, phê duyệt nhiệm vụ KH&CN đặt hàng từ 01 đợt sang  nhiều đợt trong năm( cho đến khi tuyển chọn đủ số lượng nhiệm vụ đáp ứng tiêu chí quy định).
 
Không  ấn định sẵn số lượng nhiệm vụ KH&CN đầu tư trong năm. Trên cơ sở nguồn đề xuất đặt hàng các đợt, tiến hành tuyển chọn  số nhiệm vụ thực sự cần thiết, đề xuất đặt hàng có chất lượng và xác định thứ tự ưu tiên. Theo đó, nếu bố trí hết kinh phí ( có sự thẩm định về hạn mức đầu tư và phân kỳ từng năm), mà vẫn còn nhiệm vụ thì số nhiệm vụ còn lại chuyển sang năm sau. Ngược lại, không đủ nhiệm vụ, thừa kinh phí thì trả lại ngân sách.
 
8. Chỉ đạo nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định giới hạn quy mô hợp lý của từng loại hình nhiệm vụ KH&CN ở tỉnh Sơn La. ( Không nên để tình trạng bao nhiêu cũng vừa, càng nhiều kinh phí càng tốt)
 
9. Chỉ đạo sớm thành lập quỹ phát triển KH&CN. Trước mắt đề đầu tư các nhiệm vụ KH&CN theo cơ chế của quỹ.(Chuyển từ đề xuất đặt hàng theo niên độ năm tài chính sang cơ chế của Quỹ, thường xuyên, liên tục, không ấn định sẵn số lượng nhiệm vụ trong năm.). Về lâu dài, chuyển từ cơ chế đầu tư hoàn toàn bao cấp sang  cơ chế vừa đầu tư, vừa hỗ trợ, cho vay, bảo lãnh, góp vốn ưom tạo công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất.
 
10. Chỉ đạo sở KH&CN, sở Tài chính  tham khảo kinh nghiệm các tỉnh để tham mưu có cơ chế hỗ trợ nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở bằng kinh phí sự nghiệp KH&CN.

 
Nhưng không phải lúc nào tham mưu, tư vấn cũng được cấp có thẩm quyền quan tâm  tiếp thu. Ví dụ, năm 2011, trước tình hình chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Sơn La quá thấp, LHH đã mời Phòng Thương mại và Công nghiệp VN lên cùng LHH đồng chủ trì hội thảo tư vấn về thực trạng và giải pháp cải thiện PCI của tỉnh. LHHSL và Phòng TM&CN VN có vản bản kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng chương trình hành động và mở hội nghị cấp tỉnh, chính thức đưa vấn đề PCI vào nghị trường. LHH và Phòng TM&CN VN sẵn sàng phối hợp chuẩn bị. Nhưng không được tỉnh phúc đáp. Mãi đến 3 năm sau, vào năm 2014, khi được đồng chí Bí thư tỉnh ủy  đặt hàng về phân tích chỉ số CCHC và các chỉ số giám sát xã hội của Sơn La, thì LHH mới gắn được PCI trong báo cáo chung và PCI mới chính thức đi vào nghị trường của tỉnh. Một ví dụ khác, năm 2014, trước tình hình nhà nước thay đổi hình thức cai nghiện ma túy tập trung, LHH có sáng kiến phối hợp với Ban chỉ đạo 2968 của tỉnh mời giám đốc Trung tâm cai nghiện tự nguyện và nhân đạo Tiêu Vĩnh Ngọc-TVN (TP Hồ Chí Minh) lên thuyết trình về các cơ sở cai nghiện tự nguyện và nhân đạo của ông.  Mô hình của TVN rất đặc biệt và khá nổi tiếng, có hệ thống gần 30 cơ sở trong cả nước. Sau Hội thảo, ông đã phát triển thêm một cơ sở tại Tiểu khu 19/5 Thị trấn nông trường Mộc Châu. Nhưng mô hình TVN vẫn đang có ý kiến trái chiều, có tỉnh ủng hộ, có tỉnh chưa ủng hộ. Thái độ của các cấp, các ngành ở Sơn La cũng chưa rõ ràng.
 
2. Phản biện xã hội.
Phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra.

Liên hiệp hội Sơn La thường xuyên được Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, HĐND, UBND tỉnh mời tham gia ý kiến vào các dụ án Luật. LHH thường chuẩn bị bằng văn bản và tham gia trực tiếp. Ý kiến tham gia của LHH vào nhiều dự án luật được đánh giá tốt, được người chủ trì tiếp thu, chỉ đạo tổng hợp đưa vào báo cáo chung, thường đề nghị LHH gửi bản mềm để khai thác( tham gia Luật Khoa học công nghệ sửa đổi, Luật dân sự, Luật thống kê, Luật điện lực...). Có một số dự án luật đoàn đại biểu quốc hội đã chính thức hợp đồng với LHH để tham gia ý kiến.
 
Thành công nhất là ý kiến phản biện quyết định của UBND về đất đai đai (quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 24/2/2014). Quyết định mới triển khai được mấy tháng, tình cờ LHH nắm được thông tin một số hộ phản ánh không  quy định bất hợp lý, gây vướng mắc. Khi tìm hiểu sâu thì quả đúng có vấn đề. Quyết định không những vi phạm quyền dân sự về đất đai, mà còn cản trở, kìm hãm thị trường bất động sản.
 
Theo quy định của tỉnh, điều kiện tách đất thổ cư để mua bán, hiến tặng gồm 02 yếu tố: Diện tích tối thiểu, khung chiều mặt đường từ tối thiểu đến tối đa.  Cụ thể: Khu vực đô thị, thửa đất ở muốn được công nhận sau khi tách phải có 02 điều kiện: diện tích tối thiểu là 35m2; Kích thước chiều mặt đường từ 3,5m đến 7m.Khu vực thị tứ, trung tâm cụm xã, trung tâm xã: Diện tích tối thiểu là 50m2; kích thước chiều mặt đường từ 4 m đến 10 m. Các khu vực khác ở nông thôn: Diện tích tối thiểu: 60 m2; Chiều mặt đường từ 5 m đến 10 m.
 
LHH đã phản biện, chứng minh quy định như trên là không có căn cứ pháp lý và thực tiễn, làm kìm hãm thị trường bất động sản và vi phạm quyền dân sự về đất đai ( kèm theo phản ánh của các hộ và các thửa đất bị vướng mắc ). Liên hiệp hội đề nghị bỏ giới hạn tối đa chiều mặt đường, thay vào đó là bổ sung chiều sâu tối thiểu của thửa đất. Điều kiện sửa lại là: Diện tích tối thiểu, chiều mặt đường tối thiểu, chiều sâu tối thiểu.  Văn bản kiến nghị của Liên hiệp hội được gửi cho sở TN&MT, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Đồng chí PCT UBND tỉnh phụ trách khối nhắn tin  “Ý kiến thuyết phục".Cuối cùng vào tháng 7 năm 2014, quyết định đã được sửa: Điều kiện tách thửa đất được sửa lại theo kiến nghị của LHH.
 
Năm 2016, LHH phản biện thành công là đề án bổ sung, điều chính chiến lược phát triển KH&CN tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Kiến nghị bổ sung 02 quan điểm, 4 nhiệm vụ; Sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung thêm 02 mục tiêu mới và biên tập, sắp xếp lại phần mục tiêu gồm 9 mục tiêu cơ bản; Điều chỉnh lớn danh mục các chương trình, dự án, đề án trọng điểm về KH&CN. Kiến nghị của LHH được sở KHCN và UBND tỉnh tiếp thu tối đa.
 
LHH cũng  phản biện thành công “Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La đến 2020”. LHH đã cho ý kiến rất cụ thể và rõ vào từng mục: Căn cứ pháp lý và thực tiễn, đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển DNKHCN ở Sơn La, Quan điểm; mục tiêu; đối tượng, điều kiện, phạm vi được hỗ trợ; lĩnh vực được ưu tiên hỗ trợ; nội dung hỗ trợ và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện; nguồn lực thực hiện Đề án; thời gian thực hiện đề án; tổ chức thực hiện. Ý kiến của LHH cũng được sở KH&CN, UBND tỉnh tiếp thu cơ bản.
LHH cũng thường xuyên tham gia ý kiến bằng văn bản với các dự thảo đề án, Nghị quyết, Chương trình phát triển kinh tế xã hội của các ngành chuẩn bị trình HĐND, UBND tỉnh. Nhiều trường hợp không tham gia kịp, vì các ngành yêu cầu thời gian tham gia quá ngắn( 2-3 ngày), lại trùng với thời điểm LHH lại đang bận triển khai việc khác. Nếu đi dự hội thảo trực tiếp tham gia thì biết ý kiến của đại diện LHH được quan tâm ở mức độ nào.  Còn tham gia bằng văn bản thì rất ít khi được phản hồi. Phải chờ đến khi văn bản của tỉnh ban hành chính thức, đọc lại mới biết ý kiến của LHH có được tiếp thu hay không./ 

Nguồn: vusta.vn ngày 15/12/2016
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 114
accessibility Hôm qua: 100
account_circle Trong tháng: 268.856
account_box Trong năm: 20.616
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.936