Tích cực, chủ động trong hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội

Cập nhật lúc:   08:41:00 - 14/01/2022 Số lượt xem:   705 Người đăng:   Administrator
Quang cảnh hội thảo Quang cảnh hội thảo
Ngày 11/1/2022, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo Định hướng hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2022. ThS Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ThS Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH ) trong nhiều năm qua đã rất tích cực, được đánh giá cao. Trong năm vừa qua, mặc dù bị ảnh hưởng Covid-19, nhưng Liên hiệp Hội Việt Nam rất nỗ lực thực hiện tốt hoạt động TVPB&GĐXH.
ThS Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai  mạc
ThS Chiến cũng cho biết thêm, trong năm 2022, Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh về TVPB&GĐXH và Liên hiệp Hội Việt Nam mong rằng, các chuyên gia của các hội ngành toàn quốc, các đơn vị khoa học công nghệ trực thuộc sẽ phát huy để tạo tiếng vang hơn nữa cho hoạt TVPB&GĐXH.
Tại hội thảo, ThS Bùi Kim Tuyến – Trưởng ban Tư vấn, phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, để đối mới và nâng cao chất lượng hoạt TVPB&GĐXH, trong năm 2022: Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ chủ động dựa trên chương trình xây dựng Luật, pháp của Quốc hội, kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương và Chương trình, kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam để tổ chức các hoạt động TVPB&GĐXH.
ThS Bùi Kim Tuyến – Trưởng ban Tư vấn, phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp Hội Việt Nam

Đổi mới việc xây dựng kế hoạch TVPB&GĐXH theo hướng các chuyên gia theo ngành, lĩnh vực trao đổi, đưa ra các định hướng TVPB&GĐXH; Các hội thành viên và tổ chức trực thuộc đề xuất kế hoạch trên cơ sở định hướng đã đề ra; Liên hiệp Hội Việt Nam xem xét, lựa chọn các đề xuất được hỗ trợ.
Và cũng theo ThS Tuyến, để hoạt động TVPB&GĐXH ngày càng phát triển mạnh hơn nữa, tại hội thảo này, mong các chuyên gia các nhà khoa học cho biết trong năm 2022, hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam cần tập trung vào những chủ đề nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng TVPB&GĐXH? Đổi mới cách thức đề xuất kế hoạch 2023 của các Hội thành viên và tổ chức trực thuộc như thế nào?
Theo ý kiến của  Ths. Nguyễn Hữu Giới -Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam cho rằng,  Liên hiệp Hội Việt Nam cần nghiên cứu, nắm bắt các dự án/chương trình trọng điểm lớn mang tầm quốc gia, ví dụ như xây dựng sân bay Long Thành, xây dựng tuyến đường sắt/đường bộ cao tốc Bắc-Nam, hoặc xây dựng bến cảng, các KCN-KCX ở các vùng miền.
ThS Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam

Liên hiệp Hội Việt Nam nghiên cứu, để định hướng hoạt động TVPB, GĐXH về các lĩnh vực khá quan trọng/bức xúc như sau: Rác thải biển và ô nhiễm môi trường;  Vấn đề ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu; Xây dựng thủy điện nhỏ, phá rừng và vấn đề ảnh hưởng môi trường thiên nhiên, rừng đầu nguồn (gây nên hiện tượng lũ quét, lũ ống, lụt lội v.v…); Bạo lực học đường, quấy rối tình dục (trẻ em, học sinh nữ) là vấn đề nhức nhối trong nhà trường phổ thông, song chưa có cách nào để hạn chế vấn đề này? Vấn đề ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn Vấn đề sạt lở ở các dòng sông ở nước ta hiện nay?
Vấn đề kinh tế Nông-lâm-Ngư nghiêp ở nước ta, liên quan đến biến đổi gien, ứng dụng tiến bộ KHCN vào cây trồng, vật nuôi, chế biến hoa, quả, thủy hải sản v.v…các nhà khoa học của VUSTA đã và sẽ suy nghĩ như thế nào, làm gì để góp phần vào đổi mới và sáng tạo lĩnh vực này? Vấn đề văn hóa, có người nói hiện nay kinh tế đi lên, văn hóa có chiều đi xuống?
Vấn đề phòng chống tham nhũng. Đây là vấn đề bức xúc dư luận toàn xã hội nhiều năm nay, dù gần đây Đảng ta đã kiên quyết xử lý các vụ việc tham những, đã đạt nhiều thành tích tốt, song còn nhiều phức tạp, nhiều biến tướng tinh vi, khó lường. Các Nhà khoa học Liên hiệp Hội VN có hiến kế gì cho Đảng và Nhà nước về nội dung này?
Còn đối với ý kiến của TS Phạm Văn Tân – nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, cần lập một hội đồng tư vấn xét các nhiệm vụ TVPB&GĐXH: Hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp Hội có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức hoạt động trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế và quyền của Liên hiệp Hội, vì vậy cần tạo điều kiện để các hội thành viên có cơ hội được triển khai hoạt động này, tạo sự công bằng để các hội thành viên, tập thể các nhà khoa học tham gia. Để xác định danh mục cụ thể làm cơ sở cho lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam quyết định các nhiệm vụ TVPB&GĐXH hàng năm cần có 1 hội đồng tư vấn xác định một cách khách quan các nhiệm vụ TVPB&GĐXH với sự đại diện của các ngành, các lĩnh vực có liên quan.
TS Phạm Văn Tân – nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam

Và theo TS Tân, sớm kiến nghị việc tiếp tục duy trì Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức sau một thời gian dài Liên hiệp Hội đã chứng minh về hiệu quả của hoạt động này. Tổ chức diễn đàn cần được xem như một nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Đảng, Nhà nước giao cho Liên hiệp Hội Việt Nam trong công tác vận động trí thức, góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị ở nước ta.
Tại hội thảo, các chuyên gia và các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận đưa ra nhiều ý kiến như cần sẵn sàng thực hiện việc phản biện các dự thảo ban hành Luật mới, các văn bản pháp quy dưới Luật; Bổ sung sửa đổi Luật; Các văn bản dưới Luật: Các chương trình hành động cụ thể thực hiện các nhiệm vụ và cơ chế chính sách và giải pháp của các Bộ ngành Trung ương cũng như của Chính quyền địa phương ban hành và triển khai thực hiện.
Tư vấn phản biện và giám định xã hội về kết quả thực hiện và phương hướng tiếp tục của quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế và mục tiêu phục hồi kinh tế trong điều kiện thích ứng an toàn với đại dịch covid – 29; Các giải pháp thích ứng với COVIT – 19 để tập trung phát triển kinh tế.
TVPB&GĐXH quá trình thực hiện các Chương trình quốc gia về khoa học công nghệ và phát triển kinh tế bền vững trong cách mạng CN 4.0: Thực hiện nền Kinh tế số; Nông nghiệp số; Phát triển Kinh tế xanh; Nông nghiệp xanh; Đột phá chiến lược  cơ cấu lại nền kinh gắn với đổi mới xây dựng chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế; Mô hình tăng trưởng; có các đột phá; hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài; Quy hoạch TW; địa phương tỉnh Cơ sở hạ tầng; Bình đẳng xã hội; Kế hoạch kinh tế đột phá; BV môi trường tự nhiên, gắn với phát triển xã hội, phát triển kinhg tế đất nướcơc; CT mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Vấn đề đô thị hóa;…Biện pháp thích ứng và hạn chế tác động của BĐKH;
Giám định xã hội về nhận thức và tiếp cận với lý tiến bộ: Bình đẳng giới; Chống bạo hành phụ nữ; trẻ em; Công bằng xã hội; Đặc biệt cần quan tâm đến khu vực miền núi và đồng bào dân tộc ít người trong vấn đề vận động cải biên tập tục lạc hậu; Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng; Tiếp cận Kinh tế thị trường và xúc tiến thương mại; Tiếp cận pháp lý; Nâng cao hiểu biết và thực hiện Luật Đất đai, Luật bảo vệ Bà mẹ trẻ em; và tính toán hiệu quả kinh tế.
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 75
accessibility Hôm qua: 93
account_circle Trong tháng: 268.717
account_box Trong năm: 20.477
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.797