Tiền Giang: Liên hiệp Hội phản biện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Cập nhật lúc:   11:03:57 - 11/12/2017 Số lượt xem:   506 Người đăng:   Administrator
Quang cảnh họp Hội đồng phản biện. Quang cảnh họp Hội đồng phản biện.
Ngày 30/8/2016, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang (Liên hiệp Hội) tổ chức họp Hội đồng phản biện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020
Ngày 30/8/2016, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang (Liên hiệp Hội) tổ chức họp Hội đồng phản biện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” do UBND tỉnh giao Liên hiệp Hội phản biện. TS Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Liên hiệp Hội, Chủ tịch Hội đồng phản biện, chủ trì cuộc họp. 

Đề án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang xây dựng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp cao hơn trước đây cho giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030, nâng cao đời sống của nông dân và phát triển bền vững. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển rất đúng đắn như thực hiện tái cơ cấu theo cơ chế thị trường; lợi thế ngành hàng; khoa học công nghệ và đổi mới quan hệ sản xuất làm động lực; xã hội hóa nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp; lấy liên kết chuỗi làm trung tâm, tập trung phát triển kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế tham gia.

Các chuyên gia phản biện đóng góp nhiều ý kiến về bố cục, nội dung có cơ sở khoa học cho đề án mang tính khả thi cao, trong đó đề nghị sử dụng dữ liệu 10 năm để đánh giá đúng thực trạng sự chuyển dịch về cơ cấu tỷ trọng, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành trồng trọt (lúa, cây ăn trái, rau màu), chăn nuôi (gia súc, gia cầm), thủy sản, đồng thời đề xuất hợp lý định hướng, nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; chú ý dự báo các yếu tố trong nước và ngoài nước, thị trường có tác động đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xác định những ngành hàng chủ lực và tiềm năng để phát triển; định hướng xây dựng vài mô hình sản xuất hữu cơ cho lúa, cho khóm, cho thanh long và xây dựng thương hiệu cho nông sản Tiền Giang; giải pháp thực hiện đề án cần cụ thể hơn; ưu tiên các dự án có sự tham gia đóng góp của người dân (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra) thích ứng với biến đổi khí hậu mà tất cả nguồn lực do nhà nước đầu tư là không khả thi; bổ sung thêm trong chương trình, dự án trọng tâm, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp. 
Nguồn: vusta.vn ngày 13/09/2016
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 104
accessibility Hôm qua: 92
account_circle Trong tháng: 275.350
account_box Trong năm: 23.973
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.293