Hội thành viên Hội thành viên

Phát huy tối đa tự chủ toàn diện các hoạt động của Hội

Cập nhật lúc:   09:28:32 - 21/01/2021 Số lượt xem:   1439 Người đăng:   Administrator
Giống lúa TH3-5 của tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đạt năng suất cao ở Yên Bái Giống lúa TH3-5 của tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đạt năng suất cao ở Yên Bái
Đây là bài học rút ra từ Hội Giống cây trồng Việt Nam (VSA), bởi những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao nǎng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người.
Theo GS VS. Trần Đình Long, Chủ tịch VSA, với gần 20 năm xây dựng và phát triển, là tổ chức xã hội, nghề nghiệp của những người làm công tác về giống cây Nông nghiệp, Lâm nghiệp và các loại giống cây trồng khác (cây dược liệu, cây thủy sinh, nấm…) là thành viên của Hiệp hội giống Châu Á-Thái binh Dương (APSA) và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam đã có những kết quả nổi bật của là bằng nguồn lực của Hội đã làm tốt nhiệm vụ tư vấn, phản biện, nghiên cứu chọn tạo giống và chuyển giao các giống mới cho các địa phương, các doanh nghiệp nông nghiệp.
VSA đã tư vấn, góp ý và phản biện trong xây dựng chương trình giống quốc gia giai đoạn 2020-2025, chiến lược trồng trọt dến năm 2030, tầm nhìn 2040; Luật trồng trọt; Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Với trên 1000 hội viên bao gồm hầu hết các nhà tạo giống hàng đầu Việt Nam và các nông dân xuất sắc đã tạo ra hàng loạt các giống mới có giá trị như: dòng bất dục đực T7S của PGS TS Nguyễn Thị Trâm đã được cấp bằng bảo hộ và các giống lúa TH3-5 đã bán bản quyền cho CT TNHH hạt giống Maharashtra Ấn Độ, giống lúa mới OM 6976 và OM 5451 có năng suất và chất lượng cao đã đạt diện tích trên 1 triệu ha/năm tại ĐBSCL. của PGS TS Trần Thị Cúc Hòa, đã bán bản quyền cho Tập đoàn Lộc Trời và tập đoàn giống cây trồng VN; Giống lúa thơm Sóc Trăng: ST5 ST 20; ST24; ST25 của KS Hồ Quang Cua; trong đó giống ST 25 cho gạo ngon nhất thế giới năm 2019. Giống lúa đặc sản và Lúa chất lượng cao Japonica phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu như ĐS1, ĐS3 của GS TS Hoàng Tuyết Minh và cộng sự, bằng nguồn kinh phí của chính các tác giả kết hợp với Trung tâm chuyển giao Công nghệ& khuyến nông (VAAS). Các giống này đã được công nhận là giống Quốc gia và được cấp bằng bảo hộ giống mới (năm 2016, 2019) đang được trồng hàng trăm ngàn ha tại các tỉnh phía Bắc và ĐBSCL, gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Australia.Nếu liệt kê thành tích của các Hội viên tập thể  thì rất nhiều, nhưng nổi bật  nhất là  Viện Lúa ĐBSCL đã đóng góp tới 80% số giống mới cho ĐBSCL, nhiều nơi ở Châu Phi ưa giống OM hơn IR; Viện CAQ miền Nam; Viện nghiên cứu Ngô đã cung cấp trên 50% các giống ngô lai trong sản xuất…Nhiều hội viên đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (KS Hồ Quang Cua), giải thưởng Nhà nước về KHCN (PGS TS Trần Thị Cúc Hòa), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (GS TS Hoàng Tuyết Minh)…
Theo GS VS Trần Đình Long VSA đã rút ra bài học kinh nghiệm là phải có những bước đột phá trong  đổi mới phương thức hoạt động của Hội. Phát huy tối đa tinh thần tự chủ toàn diện các hoạt động của Hội.
Trước tiên phải tự chủ về tổ chức: không cơ cấu Phòng, Ban theo cơ chế hành chính sự nghiệp, không có phụ cấp văn phòng. Các ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Thường vụ, Tổng thư kí, Chánh Văn phòng, kể cả Chủ tịch, các phó Chủ tịch hoạt động tự nguyện, không nhận phụ cấp.
Tự chủ về cơ chế hoạt động Hội, phát huy tối đa mối liên kết giữa Bộ chủ quản (Bộ NN&PTNT), liên kết chặt chẽ với các Bộ ngành có liên quan (Bộ KH&CN), các doanh nghiệp (đặc biệt các doanh nghiệp KHCN), liên kết chặt chẽ với các LHH địa phương trong tư vấn, phản biện, đặc biệt trong phổ biến và chuyển giao công nghệ.
Tự chủ về nội dung hoạt động., như vấn đề tư vấn phản biện cần chủ động đề xuất với chính quyền những vấn đề lớn, bức xúc cần giải quyết như Luật sở hữu trí tuệ, Luật Trồng trọt, Chiến lược phát triển trồng trọt…trong phản biện chú ý trọng tâm đề ra giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Ưu tiên hoạt động phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất.Tuy nhiên trong chuyển giao công nghệ cần lưu ý chuyển giao chọn gói: bao gồm giống mới, quy trình sản xuất hiện đại, công nghệ sau thu hoạch: bảo quản, chế biến sâu đến sản phẩm cuối cùng, xây dựng được thương hiệu quốc gia, sản phẩm OCOP 3, 4, 5 sao..., trong sản xuất lúa gạo, nếu chỉ dừng ở việc cung cấp giống mới là chưa đủ, cần giúp nông dân sản xuất theo chuỗi như không chỉ có nhà máy chế biến hạt giống, mà cần nhà máy chế biến gạo và các phụ phẩm khác để nâng giá trị XK gạo từ 400 USD/tấn lên 1000 USD/tấn (nếu vào thị trường EU). Hoặc sản xuất Thanh long ở nước ta, sản lượng hằng năm đạt 2 triệu tấn, nhưng nếu sản xuất theo hướng hữu cơ: Phân hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học, thì giá trị sẽ cao và xuất khẩu được toàn bộ sản phẩm. Làm tốt việc này mới nâng cao vị thế của Hội cũng như Liên hiệp Hội.
Ngoài ra, cần tự chủ về tài chính và cơ sở vật chất, liên kết chặt chẽ với các Bộ, Ban, Ngành, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp Khoa học Công nghệ./.
 
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 53
accessibility Hôm qua: 179
account_circle Trong tháng: 267.685
account_box Trong năm: 19.445
supervisor_account Tổng truy cập: 3.159.765