THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 18, 19 CỦA TRUNG ƯƠNG 6 (KHÓA XII): Quyết tâm cao, tập trung hành động

Cập nhật lúc:   15:05:14 - 30/09/2020 Số lượt xem:   378 Người đăng:   Administrator
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với giám đốc các sở, ngành tỉnh Phú Yên về việc đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ tốt hơn cho người dân. Ảnh: KHÁNH HÀ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với giám đốc các sở, ngành tỉnh Phú Yên về việc đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ tốt hơn cho người dân. Ảnh: KHÁNH HÀ
Bài cuối: Gỡ nút thắt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế là việc khó nhưng cấp thiết phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Để khắc phục những điểm vướng trong quá trình thực hiện Nghị quyết 18, 19/NQ-TW đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục kiên trì mục tiêu đổi mới, dân chủ, bảo đảm quyền lợi cán bộ và đẩy mạnh cải cách bộ máy của hệ thống chính trị. 
Không dễ “khắc xuất, khắc nhập” 
Theo lộ trình mà tỉnh đặt ra cho các địa phương, đến cuối năm 2019, 100% thôn, buôn, khu phố phải hoàn thành việc nhất thể hóa bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, buôn, khu phố. Tuy nhiên, đến nay, TX Sông Cầu mới chỉ bố trí được 37/63 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, khu phố, đạt tỉ lệ 58,7%. Trưởng Ban Tổ chức Thị ủy Sông Cầu Phạm Văn Trừ cho biết: “Địa phương gặp khó trong việc tìm người gánh được cả hai vai. Đảng viên có uy tín thì lớn tuổi, hạn chế về trình độ học vấn, còn đảng viên trẻ tuổi thì lại không có kinh nghiệm, không đủ sức đảm đương cả hai vị trí”.
Đồng chí Phạm Đại Dương, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:
Tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo đủ nguồn lực, phát huy thế mạnh của đơn vị

Trong 3 năm qua, việc thực hiện Nghị quyết 18,19-NQ/TW của Trung ương 6 (khóa XII) được Tỉnh ủy thực hiện quyết liệt nhưng cũng hết sức cẩn thận, trên tinh thần xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, phát huy được năng lực của cán bộ, các đơn vị. Qua đó tạo đà quan trọng để tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị hiệu quả, vững mạnh từ tỉnh đến cơ sở. Quá trình sáp nhập các thôn, xã, đơn vị đã được triển khai một cách sáng tạo; mỗi địa phương, sở, ngành có cách làm khác nhau nhưng đều xuất phát từ thực tế, được sự đồng thuận của cấp ủy, cán bộ, đảng viên và nhân dân. 
Thời gian tới, trên cơ sở đánh giá kỹ càng, tổng kết thực tiễn triển khai và đặc biệt là trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng địa phương, ngành để xây dựng phương án sắp xếp hiệu quả. Việc sắp xếp lại hệ thống chính trị được gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ, đảm bảo khả năng gánh vác, đảm đương các vị trí sau khi sắp xếp, bố trí; trong đó, lấy đức làm gốc. Việc sắp xếp, tổ chức lại tổ chức, bộ máy cũng cần hướng đến xây dựng các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp, đủ tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo được đủ nguồn lực, phát huy được các thế mạnh của đơn vị để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.
Giám đốc Sở Nội vụ Võ Đức Thơ: 
Ngành Nội vụ tiếp tục đồng hành, hướng dẫn cụ thể các địa phương

Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết 18, 19-NQ/TW, Phú Yên đã đạt được một số thành công trong tinh giản bộ máy, biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức, hợp nhất cơ quan, đơn vị; khắc phục được một số hạn chế, tồn tại, làm giảm đầu mối, biên chế, góp phần xây dựng tổ chức, bộ máy từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc từng bước và đẩy mạnh giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập cũng đã tạo chuyển biến trong tư duy, nhận thức của các cấp, ngành, đơn vị và đội ngũ cán bộ công chức viên chức. 
Thời gian tới, tiếp tục hướng dẫn cụ thể để các địa phương thực hiện tốt việc sắp xếp bộ máy bên trong sau khi sáp nhập và bảo đảm duy trì hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức... nhằm tạo sự nhất quán, đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ.

Đồng Xuân đến nay cũng chỉ bố trí được 41/53 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, khu phố đạt tỉ lệ 77,3%. Ông Bùi Xuân Cường, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Đồng Xuân cho hay: “Công việc nhiều, áp lực nặng nên tìm được người đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cho hai chức danh trên không dễ, nhất là ở các thôn đồng bào dân tộc thiểu số”. 
Trong khi đó, tại huyện Tây Hòa, khó khăn lớn nhất sau khi sáp nhập các trường học, đó là “rớt” danh hiệu đạt chuẩn quốc gia. Trước khi sáp nhập, huyện có 13 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, nhưng sau khi sáp nhập 22 trường giảm còn 10 trường, huyện chỉ còn 2 đơn vị đạt chuẩn. Bởi lẽ, theo Thông tư 17 về kiểm định chất lượng, công nhận đạt chuẩn quốc gia, trường tiểu học không được quá 30 lớp, nhưng nay, đa số các trường vượt quá số lớp quy định. 
Thêm vào đó, cơ chế, chính sách của Nhà nước như: Quy định về việc xác định, phê duyệt vị trí việc làm; hướng dẫn thực hiện tự chủ của các ngành, lĩnh vực... còn chậm. Các thông tư hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương chưa điều chỉnh, gây ảnh hưởng đến lộ trình ban hành Quy định tổ chức và hoạt động của các sở, ngành đã được phê duyệt đề án. Việc tinh giản biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực GD-ĐT, y tế, LĐ-TB-XH khó thực hiện do đặc thù giao biên chế theo định mức tối đa và việc tăng dân số cơ học nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ sự nghiệp công lập thiết yếu tăng nhanh…
Tìm lời giải cho bài toán khó 
Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, để thực hiện tốt Nghị quyết 18, 19/NQ-TW, rất cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị. Từng cơ quan, đơn vị phải có kế hoạch, lộ trình, tiêu chí rõ ràng, cụ thể để nghị quyết đi vào cuộc sống. Những vướng mắc về thể chế hiện nay cần Trung ương tháo gỡ ngay, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện nghị quyết. Các bộ, ngành cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế, chính sách, có sự hướng dẫn đầy đủ, thống nhất để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động. 
Ông Nguyễn Tấn Chân, Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa, cho rằng: Trước tiên cần làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế; tăng cường vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất và đồng thuận khi tổ chức thực hiện. Cùng với đó, việc này phải có kế hoạch và lộ trình cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế mỗi đơn vị, địa phương. Trong thực hiện, chú ý những yêu cầu về nhiệm vụ chính trị, đảm bảo tính ổn định tương đối, tích cực, tránh chủ quan, nóng vội; nhanh chóng thay đổi nếp nghĩ, cách làm không còn phù hợp. 
“Phải bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách phù hợp với những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp; có quyết tâm chính trị cao, xác định rõ vai trò, trách nhiệm tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện tại đơn vị, địa phương. Bên cạnh đó phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của tập thể và cá nhân”, ông Chân nhấn mạnh.
Nhận thức ý nghĩa quan trọng của cuộc cách mạng tinh gọn lại bộ máy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng như các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã khẩn trương thực hiện hai nghị quyết của Trung ương với tinh thần táo bạo, quyết tâm cao, việc gì thật sự góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thì bắt tay vào làm ngay.
 
   Đồng chí Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
KHÁNH HÀ - VŨ HOÀNG - THÙY THẢO
Nguồn: Báo Phú Yên ngày 30/9/2020
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 68
accessibility Hôm qua: 80
account_circle Trong tháng: 275.222
account_box Trong năm: 23.845
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.165