Khoa học & Công nghệ Khoa học & Công nghệ

Phú Yên: Thầy giáo đam mê sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải

Cập nhật lúc:   09:08:13 - 22/04/2025 Số lượt xem:   46 Người đăng:   Admin
Võ Anh Khuê (thứ 3, bên trái sang) hướng dẫn sử dụng thùng ủ rác có thể tích220 lít cho người dân ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Võ Anh Khuê (thứ 3, bên trái sang) hướng dẫn sử dụng thùng ủ rác có thể tích220 lít cho người dân ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Anh hiện là Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng và Nghiên cứu khoa học của Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung (thuộc Bộ Công Thương).

TS Võ Anh Khuê với 45 tuổi đời, có hơn 20 năm tuổi nghề giảng dạy ở các cấp học về lĩnh vực Hóa họcvà Môi trường.Đặc biệt sau khi tốtnghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật môi trường tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh - Trung Quốc năm 2015,TS Võ Anh Khuê càng đam mê nghiên cứu và “trình làng”những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thảiđể phục vụ cộng đồng.

“Hiện nayviệc triển khai một mô hình mang tính thực tế nhằm bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và rất hữu ích. Đây cũng là lý do mà các đề tài, sáng kiến của TS Võ Anh Khuê, đạt nhiều giải thưởng của các cấpvà nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các cơ quan, cá nhân trong và ngoài tỉnh Phú Yên” TS. Trần Kim Quyên, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền Trung, nhận xét.

Sáng kiến từ thực tiễn cuộc sống

Mới đây, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2024 (Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC) đã công bố kết quả công trình “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học ở cụm dân cư”(gọi tắt: Mô hình thùng ủ rác) của TS Võ Anh Khuê và các cộng sự- Trường Cao đẳng Công thương miền Trung,đoạt giải Khuyến khích cấp quốc gia.

Được biết, cuối năm 2020 Sở Tài nguyên & Môi trường Phú Yên đã phối hợp với TS Võ Anh Khuê, nghiên cứu và chế tạo ra thùng ủ phân compost từ rác thải hữu cơ. Kết quả đã xây dựng được nguyên lý chung về ủ rác hiếu khí tự nhiên trong thùng kín với dòng khí hướng lên. Từ nguyên lý này, TS Võ Anh Khuê đã thiết kế và chế tạo các loại thùng ủ phân compost để góp phần phân loại, giảm thiểu rác thải hữu cơ tại nguồn.

TS Khuê cho biết: “Rác hữu cơ phân hủy sinh học,là rác được thải từ những hoạt động hằng ngày của con người như sinh hoạt, du lịch, sản xuất nông nghiệp…Loại rác này có khả năng phân hủy nhanh và có thể được sử dụng để tái chế những sản phẩm sinh học có ích để phục vụ dân sinh trong nhiều lĩnh vực…”.

Trao đổi về tính kỹ thuật của mô hình “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học ở cụm dân cư”, TS Võ Anh Khuê, chia sẻ: “Là thiết bị ủ rác thành mùn hữu cơ theo nguyên lý hiếu khí. Điểm đặc biệt của công trình là hiếu khí toàn diện khối rác trong không gian kín bằng không khí tự nhiên theo nguyên lý chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài thiết bị, trong quá trình ủ rác không cần sử dụng chế phẩm vi sinh mà hoàn toàn dựa vào vi sinh vật tự nhiên có sẵn trong rác thải. Nguồn không khí được cung cấp tự nhiên từ đáy và các lỗ trên vỏ thùng. Giảm tổn thất nhiệt của khối rác nhờ vào thiết kế kín của thùng. Sản phẩm của thùng sau quá trình ủ kết thúc là phân bón dạng rắn hay còn gọi là mùn hữu cơ (phân dạng rắn là sản phẩm chính, phân dạng dung dịch là sản phẩm phụ (nếu rác có nhiều rau thải)”.

“Hiện nay, mô hình này đã được sử dụng phố biến ở nhiều nơi từ đô thị đến nông thôn và miền núi. Vừa tài nguyên hoá rác thành mùn hữu cơ để bón cho cây trồng, vừa góp phần phân loại và giảm thiểu rác thải sinh hoạt tại nguồn giúp giảm tải trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tập trung ở các bãi rác thải”,TS Khuê, cho biết thêm.           

Xuất phát từ nhu cầu giảng dạy cộng với niềm đam mê nghiên cứu sáng tạo, TS Võ Anh Khuê, đã cho ra đời những sản phẩm kỹ thuật, phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và đời sống, tiêu biểu như: công nghệ xử lý các in kim loại đồng, chì, kẽm và florua trong nước thải bằng công nghệ keo tụ điện hoá kết hợp với tầng sôi vi điện hoá; các nghiên cứu xử lý nước thải, xử lý khí thải chăn nuôi heo; Phương pháp phân loại và tài nguyên hóa rác thải tại nguồn; phương pháp thu hồi và xử lý hóa chất tồn dư, thiết kế và chế tạo máy sản xuất dung dịch anolyte…

Đồng thời,TS Võ Anh Khuê còn phối hợp với đồng nghiệp ở trường Cao đẳng Công Thương miền Trung làm Chủ nhiệm hoặc thành viên các đề tài/sáng kiến của cấp trường, cấp tỉnh, tiêu biểu như: “Xây dựng quy trình định lượng florua trong dung dịch nước bằng thuốc thử xylenol da cam theo phương pháp trắc quang”; “Thiết kế và chế tạo mô hình hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản công suất 200 m3 nước thải/ngày đêm”; “Nghiên cứu sản xuất gel rửa tay khô”; “Xây dựng quy trình chiết dầu gừng từ củ gừng tỉnh Phú Yên”; “Khảo sát và đề xuất giải pháp tài nguyên hóa rác thải tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung”…

Võ Anh Khuê (thứ 3,bên trái sang) hướng dẫn sử dụng thủng ủ rác có thể tích 120 lít cho người dân ở phường 7, TP. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên

Hiệu quả thiết thực với cộng đồng

Hiện nay, công trình “Thiết bị ủ chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học ở cụm dân cư” đã và đang sử dụng phổ biến trong thực tiễn và được người sử dụng đánh giá cao, bởi chúng không đòi hỏi bố trí quỹ đất riêng, có thiết kế khá đơn giản, dễ sử dụng, không cần sử dụng chế phẩm vi sinh mà vẫn xử lý được rác, cơ chế xử lý rác hoàn toàn bằng tự nhiên mà không gây mùi, đảm bảo vệ sinh. Hiện nay đã có nhiều địa phương trong cả nước sử dụng thiết bị này, điển hình nhất là tỉnh Phú Yên (được biên tập thành tài liệu phổ biến cho lực lượng tuyên truyền viên ở 09/09 huyện, thị xã, thành phố và được triển khai dạng mô hình điểm tại các huyện, thị xã, thành phố); tỉnh Bình Định (được triển khai quy mô đại trà ở huyện Phù Cát, huyện Phù Mỹ, huyện Tây Sơn, huyện Tuy Phước, huyện Hoài Nhơn). Đồng thời, có một số cá nhân ở các tỉnh thành khác sử dụng thùng ủ rác này như: Ở Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, thành phố Đà Nẵng, ….

Với mục tiêu giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra môi trường, vừa qua công trình thùng ủ rác này đã được TS Nguyễn Thị Hạnh Tiên của Trường Đại học Phenikaa chọn là một trong các giải pháp đểđưa vào nghiên cứu, đánh giá của “Đề tài nhân rộng các giải pháp thu hồi chất thải, hướng tới một xã hội tuần hoàn” do Quỹ Nafosted và các tổ chức quốc tế hỗ trợ thực hiện tại phường 7, thành phố Tuy Hoà.

Công trình đã được giới thiệu trong tài liệu “Mô hình sáng kiến hay trong xây dựng nông thôn mới năm 2023” của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông được ban hành tại Công văn số 168/VPĐP-HCTH ngày 04/3/2024 về giới thiệu các mô hình, sáng kiến hay trong xây dựng nông thôn mới năm 2023.

Với niềm đam mê nghiên cứu sáng tạo, TS. Võ Anh Khuê đã đạt nhiều giải thưởng  của các kỳ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên, đạt nhiều sáng kiến/Đề tài/Dự án của các cấp. Vinh dự và phấn khởi nhất, theo TS. Khuê bộc bạch, đó là: Đạt Giải thưởng môi trường tỉnh Phú Yên năm 2022, đạt giải Bacấp Quân khu V (năm 2023) và giải khuyến khích Giải thưởng KHCN Việt Nam năm 2024. Hiện tại,Công trìnhthùng ủ rác đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ đăng ký Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích và Bằng Độc quyền nhãn hiệu “VINCOBIN”.

Còn TS.Trần Kim Quyên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương Miền Trung, chia sẻ: “Với niềm đam mê, sự nhiệt tình trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhiều năm liền, TS Võ Anh Khuê là thành viên của Nhóm nghiên cứu ứng dụng của trường Cao đẳng Công Thương miền Trung; được chọn làm Trưởng nhóm nghiên cứu Hóa-Tài nguyên và môi trường và thực hiện các giải pháp liên quan đến lĩnh vực môi trường, nông nghiệp, địa chất…” ./.

Nguồn Vusta

Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 128
accessibility Hôm qua: 123
account_circle Trong tháng: 278.038
account_box Trong năm: 7.821
supervisor_account Tổng truy cập: 3.192.193