Ứng dụng mô hình canh tác tiên tiến: Phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu

Cập nhật lúc:   15:18:20 - 07/12/2020 Số lượt xem:   813 Người đăng:   Administrator
Ứng dụng IoT trong sản xuất dưa lưới tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên. Ảnh: THÁI HÀ Ứng dụng IoT trong sản xuất dưa lưới tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên. Ảnh: THÁI HÀ
Trước tác động nhanh, mạnh và khó lường của thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH), ứng dụng KH-CN trong lĩnh vực trồng trọt là một giải pháp phát triển bền vững nhằm thích ứng với những thay đổi về khí hậu, thiên tai ngày một gia tăng và khó lường.
Khí hậu diễn biến khó lường 
BĐKH ngày càng tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài thủy lợi, thủy sản thì trồng trọt được nhận định là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 
Theo ông Trương Đình Khai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Phú Yên là một trong các tỉnh ven biển thuộc khu vực nhạy cảm về BĐKH và dễ tổn thương trước tác động của nước biển dâng, mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới. Những năm gần đây, sự biến động thất thường của thời tiết dẫn đến các đợt nắng nóng kéo dài và lượng mưa suy giảm đã khiến tình hình hạn hán diễn ra thường xuyên theo chiều hướng phức tạp và khốc liệt hơn trên địa bàn tỉnh. 
Theo thống kê, trong giai đoạn từ 2014-2016, tổng diện tích bị ảnh hưởng lên đến gần 50.000ha. Riêng vụ hè thu năm 2020, hạn hán đã gây thiệt hại khoảng 6.000ha, chủ yếu là diện tích trồng lúa… Ngành Nông nghiệp chịu tổn thất, thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế dưới tác động của BĐKH. 
Để ứng phó với BĐKH, những năm qua, Phú Yên đã tích cực triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và đã đạt được những kết quả nhất định như: đề xuất một số chương trình, dự án, hành động cụ thể nhằm ứng phó hiệu quả với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng, lâu dài của BĐKH; đánh giá mức độ tác động của BĐKH và nước biển dâng đến tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên; chi tiết hóa kịch bản BĐKH và đánh giá được các tác động tiềm ẩn của BĐKH đến các khu vực và lĩnh vực cụ thể… 
Phát triển mô hình canh tác tiên tiến 
Để phát triển nông nghiệp trong điều kiện ứng phó với BĐKH, ngành Nông nghiệp tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với BĐKH; áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất; chuyển giao các giống cây trồng mới, chế độ canh tác phục vụ sản xuất hàng hóa theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh. Trong các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, IoT được kỳ vọng sẽ mang đến bước ngoặt cho ngành Nông nghiệp. 
Năm 2019, Công ty CP Công nghệ bưu chính viễn thông (VNPT technology) cung cấp hệ thống IoT đầu tiên cho Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Yên để thực hiện mô hình trồng dưa lưới và trồng sung magic trong nhà màng. Thực tiễn ứng dụng cho thấy, quy trình sản xuất của 2 nhà màng đều diễn ra tự động hóa từ tưới tiêu, chiếu sáng, đo độ ẩm, độ PH…. 
Bên cạnh đó, IoT cũng cho phép người sử dụng thông qua smartphone và máy tính bảng theo dõi, giám sát, kiểm soát quy trình sản xuất từ xuống giống đến chăm sóc một cách tự động. Không chỉ giúp giải phóng sức lao động, tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, các ứng dụng của nông nghiệp thông minh dựa trên IoT còn là đòn bẩy để nâng cao các xu hướng phát triển khác trong nông nghiệp như canh tác hữu cơ và tăng cường tính minh bạch trong nông nghiệp. 
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua, nhiều đơn vị đã thử nghiệm ứng dụng IoT vào các mô hình sản xuất nông nghiệp. Các ứng dụng canh tác thông minh mới dựa trên công nghệ IoT sẽ cho phép ngành Nông nghiệp giảm chất thải và tăng năng suất từ tối ưu hóa việc sử dụng phân bón đến tăng hiệu quả của các phương tiện nông nghiệp. 
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là việc áp dụng IoT thông thường cần phải có nhà màng, nhà kính, đẩy chi phí đầu tư ban đầu lên, nhưng tuổi thọ nhà màng không cao do gió bão. Vì vậy, muốn ứng dụng IoT cần có những giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện địa phương. 
Khẳng định IoT là giải pháp giúp nền nông nghiệp bứt phá trong tình hình BĐKH ngày càng tác động tiêu cực, TS Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan, nhà phát minh và đồng phát minh trên 150 bằng sáng chế ở Hoa Kỳ, Canada… liên quan đến nông nghiệp và BĐKH, cho rằng BĐKH đang ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường, cây trồng ngày càng bất ổn và môi trường đang diễn biến xấu đi. 
Cùng với đó, nhân công ngày càng thiếu hụt thì ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất chính là một trong những giải pháp cấp bách hiện nay. Cánh mạng công nghệ 4.0 đã đưa các nước lân cận với Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore tiến xa trên nhiều lĩnh vực trong đó có nông nghiệp... nên nếu chúng ta ngồi im đồng nghĩa với sự tụt hậu, bị đào thải.
Để phát triển nông nghiệp trong điều kiện ứng phó với BĐKH, ngành Nông nghiệp tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với BĐKH; áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất; chuyển giao các giống cây trồng mới, chế độ canh tác phục vụ sản xuất hàng hóa theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh. Trong các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, IoT được kỳ vọng sẽ mang đến bước ngoặt cho ngành Nông nghiệp.
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 79
accessibility Hôm qua: 117
account_circle Trong tháng: 244.953
account_box Trong năm: 25.175
supervisor_account Tổng truy cập: 3.165.495