TSKH Nghiêm Vũ Khải: Làm khoa học muốn cống hiến phải có môi trường sáng tạo

Cập nhật lúc:   08:41:48 - 01/06/2021 Số lượt xem:   936 Người đăng:   Administrator
Tiến sỹ khoa học Nghiêm Vũ Khải Tiến sỹ khoa học Nghiêm Vũ Khải
Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong các đột phá chiến lược được nhấn mạnh trong nhiều chính sách chiến lược của đất nước.
Chúng ta đang đứng trước những thời cơ lớn nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức lớn trong giai đoạn mới. Chính sách cơ chế về khoa học công nghệ đã có những điểm mới nào để mở đường cho sự phát triển? Vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ đã phát huy được hiệu quả ra sao trong thực tiễn? 
PV có cuộc trao đổi với Tiến sỹ khoa học Nghiêm Vũ Khải - Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 14; nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; nguyên PCT Liên hiệp Hội Việt Nam.(TSKH Nghiêm Vũ Khải):
Ông đánh giá như thế nào về công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khoa học công nghệ thời gian vừa qua, đặc biệt Nhà nước đã có vai trò như thế nào để tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của nước ta?
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Đảng và Nhà nước cũng như xã hội tập trung đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ rất mạnh mẽ, đổi mới mạnh mẽ nhất là trong các cơ chế và pháp luật để thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ. Ví dụ như gần đây là cơ chế đặt hàng cơ chế khoán đến sản phẩm cuối cùng, cơ chế bồi dưỡng các nhân tài đặc biệt là các nhân tài xuất sắc và trọng dụng họ, tôi cho rằng Chính sách của chúng ta đã đề cập khá toàn diện, tuy nhiên từ pháp luật đi vào thực tiễn còn có những sự khác biệt và nó chưa thực sự hiệu quả. Ngay cả trong những văn kiện của Trung ương cũng nhận định rất rõ nhiều chủ trương đúng đắn phát triển khoa học và công nghệ chậm được triển khai thể chế hóa và chậm đi vào cuộc sống.
Điều gì đã khiến cho hiện nay các cơ chế chính sách vẫn có một độ trễ nhất định so với những yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống như vậy và trong thời gian tới chúng ta làm như thế nào để độ trễ đấy được thu hẹp nhất một cách có thể?
Có một câu chuyện là sau khi ban hành luật lại phải ban hành các nghị định của Chính phủ, các bộ ngành ban hành các thông tư. Ngay câu chuyện đó đã làm trễ mất một vài năm, và bản thân những quy định của Luật là do Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất quyết định có những lĩnh vực Chính phủ chưa đủ thẩm quyền hướng dẫn hoặc giải thích Luật cũng gây nên những khó khăn. Sự thiếu đồng bộ trong quản lý Nhà nước ví dụ như giữa Bộ quản lý ngành là Bộ Khoa học công nghệ, Bộ quản lý nguồn lực đầu tư là Bộ Kế hoạch Đầu tư hay quản lý dòng tiền là Bộ Tài chính sẽ có những độ vênh nhất định và đôi khi vì những cái vênh không đáng có mà để trễ hàng năm. Tới đây một trong những khâu đột phá đó là vấn đề thể chế và pháp luật phải làm thật là kĩ đưa cuộc sống vào pháp luật và từ đó pháp luật mới đi vào cuộc sống.
Tất cả các chính sách về khoa học và công nghệ đều đã xác định rằng doanh nghiệp phải đóng vai trò trung tâm trong hệ thống sáng tạo quốc gia. Vậy thì hiện nay chúng ta đã có những cơ chế nào để thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ, cũng như việc thúc đẩy các doanh nghiệp có thể tự mình thành lập các viện nghiên cứu để từ đó đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho khoa học và công nghệ?
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Ở nước ta hiện còn một số bất cập như: Doanh nghiệp của nước ta đa phần là nhỏ và siêu nhỏ, những doanh nghiệp lớn thì không nhiều, trong suốt quá trình phát triển sau thời kỳ đổi mới 35 năm các doanh nghiệp chủ yếu là dựa vào những vấn đề vận dụng các chính sách ưu tiên, ưu đãi sử dụng các tài nguyên, khiến họ trở nên giàu có chứ họ chưa thực sự dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển. Gần đây Thủ tướng có nêu rằng dư địa về tài khóa, dư địa về tài nguyên, dư địa về nguồn lực lao động rẻ không còn nữa, cho nên giờ phải dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển. 
Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn họ đã nhận ra, chỉ có dựa vào khoa học và công nghệ thì mới phát triển bền vững trong thế giới cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nhờ có nhận thức như vậy. doanh nghiệp sẽ chủ động tích cực hơn trong vấn đề đầu tư và thực tế họ đã hình thành những trung tâm thu hút được các nhà khoa học trong nước cũng như nước ngoài đặc biệt là những nhà khoa học Việt Nam ưu tú quay về phục vụ cho sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp…
Nếu ở vai trò của doanh nghiệp họ đã có những cơ chế để thu hút các nhân tài về làm việc cho đơn vị của mình thì các chính sách khoa học công nghệ đặc biệt là từ nay định hướng đến năm 2030 thì chúng ta đã có những cơ chế như thế nào để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao như vậy đóng góp cho đất nước?
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Tôi cho rằng nhân lực khoa học và công nghệ hay những nhân lực xuất sắc không phải chỉ có những người nghiên cứu sáng tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà nó còn là những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học về kinh tế, khoa học về phát triển, quy hoạch, thị trường, sản xuất cho nên đội ngũ nhân lực về khoa học công nghệ rất rộng kể cả những người quản lý khoa học và công nghệ cũng là lực lượng vô cùng quan trọng cho nên thời đại ngày nay người ta nói rằng ai nắm được nhân tài xuất sắc là nắm được vũ khí sắc bén trong quá trình cạnh tranh toàn cầu. Cho nên chính sách của chúng ta đối với các nhà khoa học về mặt nguyên lý thì tôi cho rằng cơ bản rất tốt nhưng trên thực tế triển khai thì chưa đạt được yêu cầu. 
Chúng ta phải hiểu trí thức hơn nữa, làm khoa học họ muốn được cống hiến thì phải có môi trường để họ sáng tạo và có những phát minh cống hiến khoa học và công nghệ công nghệ, thứ hai là họ phải được tôn trọng, tuy cá nhân họ không quan trọng lắm yếu tố giàu có nhưng họ cần được đánh giá, được xã hội tôn vinh thứ ba là cơ chế đãi ngộ họ để họ có một cuộc sống yên tâm lao động sáng tạo. Tôi cho rằng tài sản quý nhất có được hôm nay trong lĩnh vực khoa học công nghệ đó là nguồn nhân lực.
Để chúng ta có được chính sách thu hút được nguồn nhân lực tốt thì bản thân những người làm cơ chế chính sách phải là những người hiểu được tâm lý cũng như có thái độ cầu thị và tôn trọng giới trí thức. Có như vậy chúng ta mới có được những chính sách thực sự sát sườn và gần gũi với những nhà khoa học đặc biệt là những nguồn nhân lực chất lượng cao.
Những nhà lãnh đạo khoa học và công nghệ dù là cấp Bộ trưởng hay cấp Giám đốc Trung tâm khoa học hay một chức vụ nào đó chúng ta phải dấn thân và hi sinh, phải đi đòi hỏi quyền lợi cho các nhà khoa học. 
Điều rất mừng là nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 13, nhất là chiến lược phát triển khoa học công nghệ có tới gần 40 lần nhắc đến cụm từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chưa bao giờ văn kiện của Đảng lại có hàm lượng nói về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo như văn kiện của Nghị quyết lần thứ 13, điều đó Mở ra niềm hy vọng niềm vui, giới trí thức không chỉ chờ đợi những chính sách đó mà phải cùng với cơ quan quản lý nhà nước hiện thực hóa bằng được những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước.
Mặc dù đã có những tiến bộ rất vượt bậc nhưng các chuyên gia cũng đã thẳng thắn cho rằng khoa học và công nghệ ở nước ta hiện tại đang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vậy thì trong chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2030 thì chúng ta đã tiếp tục đổi mới tư duy cũng như là cơ chế chính sách về khoa học và công nghệ như thế nào thưa ông?
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Chúng ta chưa có một chương trình nào, chương trình quốc gia lớn tạo dựng tầm vóc khoa học công nghệ quốc gia so với khu vực và thế giới. Đầu năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 130 về chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. Tôi mong rằng tới đây, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội phải ủng hộ việc này, các cơ quan phải tạo dựng cho giới khoa học và công nghệ hệ một chương trình đặc biệt là do Quốc hội quy định, lúc đó chúng ta phải có đầu tư lớn thì mới có thành tựu lớn có kết quả quan trọng. Để thúc đẩy khoa học và công nghệ đất nước về lâu dài theo tôi phải tạo ra một môi trường hoạt động khoa học và công nghệ, không phải chỉ riêng cho các nhà khoa học hay nhà công nghệ mà cho các doanh nghiệp các nhà quản lý về khoa học công nghệ, cho người dân chúng ta có một tinh thần tôn vinh khoa học và luôn luôn ủng hộ đổi với sáng tạo.
Lâu nay chúng ta vẫn thường nghe nói về một thực trạng trong nghiên cứu khoa học đó là những đề tài nghiên cứu của chúng ta tốn rất nhiều  kinh phí của nhà nước đầu tư nhưng sau khi được nghiệm thu rồi thì những đề án nghiên cứu đó lại nằm trong ngăn kéo chứ không phải được ứng dụng vào thực tiễn, vậy trong thời gian tới chúng ta có những cơ chế thế nào để có thể đánh giá được tốt nhất những mức độ ứng dụng cũng như mức độ thương mại hóa của những đề án nghiên cứu khoa học như thế này để gắn những nghiên cứu khoa học sát nhất với thực tiễn.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Để đầu tư cho khoa học và công nghệ có hiệu quả, người đặt hàng nếu là ngân sách nhà nước thì cơ quan quản lý nhà nước, nếu như là doanh nghiệp thì là chủ doanh nghiệp phải hình dung cái đích mình đến, chứ nhà khoa học không có lỗi nhiều trong việc để tài liệu nằm trong ngăn kéo quá lâu, vì khoán theo sản phẩm, chúng tôi làm đến đây đã nỗ lực rồi, muốn làm thêm phải có kinh phí, nếu như không có kinh phí nhà nước thì doanh nghiệp chúng ta phải tạo điều kiện, khâu đặt hàng, đặt nhiệm vụ là vô cùng quan trọng. Tại sao chúng ta nói doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo chính là đến một giai đoạn nào đó, nhất là giai đoạn bắt đầu khi đến thử nhiệm và thương mại hóa là phải gắn với doanh nghiệp. Đương nhiên phải có rủi ro. người ta mới gọi là đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư mạo hiểm có nghĩa là tỉ lệ thành công không cao nhưng nhưng đã thành công thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn.
Ông đồng thời vừa là một nhà khoa học vừa là một nhà quản lý về khoa học công nghệ, có thể thấy rằng hiện nay các nhà khoa học cho rằng một số những cơ chế chính sách về tài chính hành chính để có thể thông qua được những nghiên cứu khoa học được đầu tư thì cũng khá là phức tạp Vậy thì để rộng đường cho hoạt động khoa học và công nghệ phát triển thì theo ông những cơ chế về tài chính cũng như hành chính nên được cải tiến theo hướng như thế nào?
Tôi cũng là một người chủ trì 2 đề tài cấp Nhà nước, trên thực tế mà nói nói tôi so sánh trước đây thì bây giờ cơ chế tài chính có đổi mới hơn và có giao trách nhiệm của người chủ nhiệm nhiệm vụ được quyền quyết định nhiều hơn nhưng thực chất mà nói tôi chỉ được quyết định khoảng 30% những nhiệm vụ mà tôi muốn làm, tôi cảm thấy cần làm. Trong khi đó 70% tôi vẫn phải chi phí theo kiểu đủ các món, cuối cùng hiệu quả chưa được cao, cho nên tôi nghĩ cơ chế tài chính phải tiếp tục được đổi mới, tôi ủng hộ việc bảo đảm kỉ luật tài chính.
Trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục đổi mới tư duy phát hiện các nút thắt và gỡ bỏ các rào cản để từ đó hoàn thiện cơ chế chính sách về khoa học và công nghệ tạo môi trường thực sự thuận lợi và giải phóng tiềm năng sáng tạo của các nhà khoa học, có như vậy thì khoa học và công nghệ mới thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Xin cảm ơn TSKH Nghiêm Vũ Khải!
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 71
accessibility Hôm qua: 64
account_circle Trong tháng: 310.538
account_box Trong năm: 40.203
supervisor_account Tổng truy cập: 3.180.523