Hội thảo phản biện Đề án “Quản lý hạn hán trên địa bàn tỉnh Phú Yên”

Cập nhật lúc:   09:42:45 - 09/10/2020 Số lượt xem:   1402 Người đăng:   Administrator
Ông Huỳnh Xuân Sơn: Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Phú Yên, khai mạc Hội thảo Ông Huỳnh Xuân Sơn: Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Phú Yên, khai mạc Hội thảo
Ngày 06/10/2020 Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên (Liên hiệp Hội Phú Yên) tổ chức Hội thảo phản biện Đề án “Quản lý hạn hán trên địa bàn tỉnh Phú Yên”.
Tham dự Hội thảo phản biện có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên của Hội đồng phản biện gồm các giảng viên và các chuyên gia của các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Tham dự Hội thảo còn có Viện Quy hoạch Thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – đơn vị tư vấn lập Đề án.
Ông Huỳnh Xuân Sơn: Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Phú Yên, chủ trì và ông Nguyễn Trọng Tùng: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chủ trì Hội thảo.
Tại Hội thảo, các thành viên Hội đồng phản biện đã tập trung phân tích đánh giá tổng quan hiện trạng hạn hán trên địa bàn tỉnh, xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Phân tích nội dung và kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án mang tính định hướng dạng khung, làm cơ sở cho việc triển khai các bước tiếp theo.
Ông Đặng Vy Nghiệm (Viện Quy hoạch Thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – đơn vị tư vấn lập Đề án) trình bày tóm tắt Đề án

Nói đến hạn hán thì cần phải phân tích đầy đủ các vấn đề sau: Quản lý hạn hán đối với cây trồng, vật nuôi, Quản lý hạn hán đối với việc cấp nước sinh hoạt, Quản lý hạn hán đối với vấn đề xâm nhập mặn và Quản lý hạn hán trong điều kiện biến đổi khí hậu và điều quan trọng là phân tích tác động của rừng trong việc duy trì nguồn nước tại Phú Yên. Trong cấp nước, cần phải cụ thể đối với việc cấp nước sinh hoạt nông thôn, cấp nước sinh hoạt đô thị, cấp nước công nghiệp, cấp nước cho các khu du lịch, nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là xây dựng cho được các kịch bản dự phòng.
Hội thảo đã kiến nghị bổ sung các giải pháp để xây dựng các kho dự trữ nước ngọt ở các vị trí xung yếu. Phân loại theo thứ tự ưu tiên những hồ, đập cần đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Trong đó cần tập trung vốn đầu tư cho các chương trình, dự án có khả năng sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng. Từng bước hướng tới giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư. Vốn ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ chiến lược và các dự án không hoặc khó có khả năng thu hồi vốn. Lựa chọn các dự án có khả năng thu hồi vốn để xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, tăng tỷ trọng vốn đầu tư tín dụng, vốn của các cá nhân, tập thể, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả hình thức hợp tác công tư (PPP).
Sau khi Đề án dược phê duyệt, cần sớm xây dựng Bản đồ quy hoạch khoanh vùng các khu vực có nguy cơ hạn hán cao, nhằm đánh giá được mức độ thiệt hại của ngân sách nhà nước, của xã hội, từ đó chủ động tái cơ cấu lại vật nuôi, cây trồng. Xây dựng các trạm quan trắc về xâm nhập mặn ở các cửa sông, biển để có biện pháp đối phó thích hợp. Cần nghiên cứu và có đánh giá cụ thể về nguồn nước ngầm, thực trạng khai thác, sử dụng, đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả, trong đó có việc tái sử dụng nước thải đối với các dự án khai thác, sử dụng nước ngầm. Triển khai các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, các phương thức hữu hiệu chống thất thoát nguồn nước, đồng thời áp dụng các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước tiên tiến.
Đây là Hội thảo phản biện độc lập do UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Liên hiệp Hội Phú Yên tổ chức thực hiện (tại Văn bản số: 1410/UBND-KT ngày 19/3/2020 của UBND tỉnh Phú Yên về việc giao nhiệm vụ bổ sung tư vấn phản biện của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)./.
                                                                                                Tác giả bài và ảnh: Huỳnh Đức Thế
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 40
accessibility Hôm qua: 103
account_circle Trong tháng: 274.721
account_box Trong năm: 23.344
supervisor_account Tổng truy cập: 3.163.664