TƯ VẤN PHẢN BIỆN & GĐXH TƯ VẤN PHẢN BIỆN & GĐXH

Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện

Cập nhật lúc:   15:11:41 - 21/08/2018 Số lượt xem:   1032 Người đăng:   Administrator
PGS.TS Nguyễn Kim Vân – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam trình bày tại Hội thảo Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của LHHVN PGS.TS Nguyễn Kim Vân – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam trình bày tại Hội thảo Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của LHHVN
Được thành lập từ năm 2001 Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam đến nay đã không ngừng phát triển trên tất cả các hoạt động. Nhưng hoạt động mạnh nhất của Hội đó là tư vấn phản biện và giám định xã hội, PGS.TS Nguyễn Kim Vân – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam cho biết.
Khi nói về tư vấn phản biện và giám định xã hội, PGS.TS Vân cho biết, xuyên suốt những năm từ khi mới thành lập, chúng tôi đã xác định rõ hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội là nhiệm vụ chính của Hội. Chính vì thế, ngay từ năm 2012, Hội đã đề xuất và tổ chức thực hiện thành công 1 đề tài tư vấn phản biện với chủ đề: “Đánh giá chính sách – sử dụng thuốc trừ sâu ở Việt Nam”.

Không ngừng ở đó, năm 2014 chúng tôi tiếp tục đề xuất và tổ chức thành công Hội thảo chuyên đề Giải pháp giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật độc hại trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Rồi tiếp đến, năm 2015 Hội đã thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giao đó Hội thảo về chủ đề: “Nông nghiệp xanh ở Việt Nam – hiện trạng và tương lai”.

Năm 2016 Hội tiếp tục đề xuất và tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình hoạt động bảo vệ thực vật cấp cở sở hiện nay”. Còn đối với năm 2017, Hội đã trực tiếp đề xuất và tổ chức thành công 1 Hội thảo chuyên đề: “Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) theo hướng hữu cơ sinh học để giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phẩn hóa học trong sản xuất nông nghiệp”. Cũng trong năm 2017, Hội đã thực hiện một đề tài nghiên cứu về vấn đề tư vấn phản biện và giám định xã hội, tên đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách đối với hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại trong nông nghiệp hiện nay và đề xuất các giải pháp an toàn nông sản thực phẩm”.

PGS.TS Vân cho biết thêm, ngoài những nhiệm vụ do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giao, Hội còn tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến tham luận ở các Hội nghị, Hội thảo của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, điển hình như tham gia Hội thảo về thuốc bảo vệ thực vật cho hoạt chất Cypermerthrin ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức; Đóng góp ý kiến cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về dự thảo Thông tư Quy định về chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; Đóng góp ý kiến Dự thảo Luật Bảo vệ thực vật và Kiểm dịch thực vật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tham gia hội thảo của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về Đánh giá các hoạt động nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường, lấy ý kiến góp ý phục vụ tổ chức hoạt động của các đơn vị khoa học và công nghệ.; Đóng góp ý kiến và tham luận trong chương trình diễn đàn “Phát triển Nông nghiệp sáng tạo gắn với Bảo vệ môi trường và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”; Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Pháp luật cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, góp ý kiến Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn lao động trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm; Tham gia hội thảo đóng góp ý kiến về “Thông tư quản lý thuốc bảo vệ thực vật” do Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì; Tham gia đóng ý và xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về: “Phuong pháp điều tra phát hiện sinh vật gây hại cây sắn”; Tham gia tư vấn, phản biện xã hội về vấn đề Vai trò của các Tổ chức Phi chính phủ trong phát triển Nông nghiệp Việt Nam; Tham gia Hội đồng thẩm định về đề cương dự án: “Điều tra thực trạng, tổ chức thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật và hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam”; Tham gia đóng góp ý kiến về vấn đề “Tái cơ cấu ngành trồng trọt”; Đóng góp ý kiến, bổ sung, sửa đổi Luật An toàn thực phẩm….

Trong những năm qua, hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Hội luôn được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khuyến khích, tạo thuận lợi cho Hội nâng cao hiệu quả về hoạt động này. Mặc dù điều kiện kinh phí chung của Liên hiệp Hội cũng rất eo hẹp trong khi số Hội ngành trên toàn quốc là rất nhiều, PGS.TS Vân nói.

Tuy nhiên, hiện Hội vẫn còn gặp một số khó khăn như về vấn đề kinh phí còn hạn hẹp. Đây là khó khăn cơ bản và là hạn chế cho hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội trong thực tế hiện nay, PGS.TS Vân cho biết.

Ngoài ra, theo PGS.TS Vân hiện nay Hội cũng như các Hội ngành khác còn khó khăn trong việc tập hợp trí thức, huy động chuyên gia trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tư vấn phản biện và giám định xã hội của mình, một trong những nguyên nhân cản trở là phần đãi ngộ quá thấp hoặc chưa tương xứng với kết quả đóng góp của các chuyên gia nên còn khó khăn trong việc đề xuất hoặc thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện và giám định xã hội.
 
Tác giả bài viết: HT
Nguồn: www.vusta.vn ngày 21/8/2018
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 16
accessibility Hôm qua: 85
account_circle Trong tháng: 274.782
account_box Trong năm: 23.405
supervisor_account Tổng truy cập: 3.163.725