Giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Cập nhật lúc:   17:44:31 - 04/01/2018 Số lượt xem:   5341 Người đăng:   Administrator
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu
1. Giới thiệu Tháng 8 năm 1945, cách mạng nổ ra và thành công trên phạm vi cả nước. Ngày 19 tháng 8
1. Giới thiệu
Tháng 8 năm 1945, cách mạng nổ ra và thành công trên phạm vi cả nước. Ngày 19 tháng 8, nhân dân Thủ đô Hà Nội giành được chính quyền, đánh dấu sự kiện Cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ. Ngày 26 tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Ngay sau về đến Thủ đô, tại căn nhà số 48 - phố Hàng Ngang, Hồ Chủ tịch đã bắt tay ngay vào việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Đây là văn bản chính luận mẫu mực, đanh thép và có giá trị lịch sử to lớn. Thông qua đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và bình đẳng cho dân tộc. 

2. Tính chính luận và giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn Độc lập
2.2. Tính chính luận
Vấn đề lớn và khó khăn nhất được đặt ra ngay từ khi mới cầm bút là: làm sao để khẳng định một cách đanh thép thành quả của một dân tộc đã trải qua hàng ngàn năm kiên dũng đấu tranh lật đổ ách thống trị của bọn thực dân - Phong kiến và đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp đang nuôi dã tâm cướp đất nước ta một lần nữa. Với tài năng, trí tuệ, bản lĩnh và tâm huyết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuất sắc vượt qua trở ngại đó bằng một văn bản chính luận mẫu mực. Sự mẫu mực, hùng hồn trong văn phong, logic, đanh thép trong cách lập luận xuất phát từ việc xác định một cách rõ ràng đối tượng, mục đích và cách viết của Tuyên ngôn Độc lập.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc xác định đối tượng, mục đích và cách viết là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên khi đặt bút viết bất cứ cái gì, dù nó thuộc thể loại nào. Vì thế, khi tìm hiểu bản Tuyên ngôn Độc lập, nhiệm vụ đầu tiên của người đọc là phải xác định đối tượng của nó là ai. Một công việc tưởng như không cần thiết, bởi lẽ Chủ tịch đã khẳng định một cách rõ ràng: “Hỡi đồng bào cả nước” và “Chúng tôi – Chính phủ lâm thời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng”[1, tr 48]. Rõ ràng, đối tượng của Tuyên ngôn độc lập là toàn thể đồng bào cả nước và nhân dân khắp thế giới. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn giản có vậy và không dừng lại ở đó. Nếu chỉ đơn giản là viết cho đồng bào ta và nhân dân thế giới một cách chung chung thì Hồ Chủ tịch không cần phải sử dụng nhiều lý lẽ đến thế và cũng không cần phải trích dẫn những nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Để hiểu rõ đối tượng, bản chất thực sự của đối tượng và mục đích của văn kiện lịch sử này, người đọc bắt buộc phải tìm hiểu thật kỹ bối cảnh lịch sử khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Cuối tháng 08 đầu tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp ở miền Nam đang núp dưới bóng quân giải giáp của đế quốc Anh nhằm thực hiện âm mưu chiếm đất nước ta thêm một lần nữa. Ở miền Bắc, quân Tưởng Giới Thạch - tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ đang chờ chực ở biên giới và sẵn sàng đổ bộ vào nước ta bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, mâu thuẫn trong phe đồng minh, giữa các nước: Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô có thể khiến cho Anh, Mỹ nhân nhượng cho Pháp quay trở lại tái chiếm Việt Nam. Để hợp pháp hóa âm mưu tiếp tục thôn tính đất nước ta, thực dân Pháp đã tung ra luận điệu vô cùng xảo trá rằng: Pháp có công bảo hộ Đông Dương, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương nay đã đầu hàng đồng minh. Pháp trong phe đồng minh nay trở lại Đông Dương là đương nhiên và hợp lẽ. Đến đây, ta mới thấy bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chỉ để đọc trước quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới, cũng không phải chỉ để tuyên bố độc lập một cách chung chung mà để đập tan luận điệu xảo trá của quân xâm lược Pháp trước dư luận thế giới, đồng thời khẳng định quyền độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.


Bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trong ngày 2-9-1945. Ảnh: Tư liệu
Không phải ngẫu nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của mình bằng những lý lẽ bất hủ của tổ tiên người Mỹ và người Pháp được trích dẫn trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của họ. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trongnhữngquyềnấy, cóquyềnđượcsống, quyềntự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”[1, tr 45]. Chủ tịch giải thích:“Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”[1, tr 45-46]. Không dừng lại ở đấy Hồ Chủ tịch còn khẳng định: “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềncủa Cáchmạng Phápnăm 1791 cũngnói:“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do, bình đẳng về quyền lợi”[1, tr 46].

Cách lập luận này vừa khéo léo lại vừa kiên quyết. Khéo léo vì Chủ tịch cho người đọc thấy rõ sự tôn trọng của mình đối với bản Tuyên ngôn Độclập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyênngôn Nhânquyềnvà Dânquyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Kiên quyết vì thêm một lần nữa, Chủ tịch chính thức cảnh báo rằng: nếu họ cứ tiếp tục tiến công xâm lược Việt Nam thì chính họ chứ không phải ai khác đã phản bội và chà đạp lên lá cờ nhân đạo của tổ tiên mình và nhất định sẽ nhận thất bại thảm hại. Mục đích cuối cùng của việc đưa ra các lý lẽ mang tính logic và thuyết phục này là muốn khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Trích dẫn nội dung hai bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của tổ tiên người Pháp và người Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn muốn khẳng định với toàn thế giới rằng: ba cuộc cách mạng của Pháp, Mỹ và Việt Nam là ngang tầm nhau, ba bản tuyên ngôn, ba nền độc lập và ba dân tộc là ngang hàng nhau. Điều này cũng khẳng định uy thế của một dân tộc tuy bé nhỏ, nghèo nàn nhưng với trí tuệ và lòng quyết tâm của mình đã làm nên một cuộc cánh mạng vĩ đại bậc nhất thế giới. Cuộc cách mạng ấy cùng một lúc đã giải quyết được hai nhiệm vụ là dân tộc và dân chủ, trong khi cuộc cách mạng Mỹ năm 1976 chỉ đánh đổ được thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, cuộc cách mạng Pháp năm 1791 chỉ lật đổ được chế độ Phong kiến Pháp, thiết lập chế độ quân chủ. Nội dung bản bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có giá trị nhân bản sâu sắc. Từ quyền lợi của một con người, Chủ tịch đã phát triển nó thành quyền lợi của cả một dân tộc. Đây thực sự là phát súng mở đầu, báo hiệu phongtrào bão táp cách mạngđã bùnglên mạnh mẽ ở các nước thuộc địa, từng bước lật đổ hoàn toàn Chủ nghĩa thực dân vào nửa sau thế kỷ XX.
 
Kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất đe dọa nền độc lập dân tộc khi bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời là quân xâm lược Pháp, để làm phá sản hoàn toàn âm mưu của chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra hệ thống lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục và cách lập luận hùng hồn. Pháp huênh hoang với dư luận thế giới là có công “khai hóa” Đông Dương thì hơn bao giờ hết, tác giả đã vạch trần tội ác tày trời của chúng trong vòng tám mươi năm qua.“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”[1, tr 46].
 
Về chính trị, Pháp thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, chia rẽ đất nước ta thành ba kỳ, dùng mọi thủ đoạn để phá hoại, không cho đất nước ta được thống nhất. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thẳng tay đàn áp, chém giết một cách man rợ những người Việt Nam yêu nước thương nòi. Dìm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong biển máu, đầu độc nhân dân bằng rượu cồn và thuốc phiện, làm cho suy kiệt giống nòi. “Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”. “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta”[1, tr 46].
 
Về kinh tế, chúng ra sức vơ vét tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta đến mức cạn kiệt, đồng thời bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. “Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, nhập cảng và xuất cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho nhân dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”[1, tr 46]. Hành động tham lam và bất lương của chúng gây ra nạn đói khủng khiếp vào cuối năm 1944 đầu năm 1945, cướp đi mạng sống của hơn hai triệu người và hàng triệu người khác rơi vào tình trạng khắc khoải giữa chết và sống. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, bất công. Chúng cướp không nhà cửa, ruộng vườn, hầm mỏ… khiến nhân dân ta bần cùng, đói rét, nước ta xơ xác tiêu điều.
 
2.2. Giá trị lịch sử
Thực dân Pháp muốn kể công bảo hộ Đông Dương thì bản Tuyên  ngôn chỉ rõ,  đó không phải công mà    là tội: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa đất nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật, dân tacàng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Bộ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhậttướckhígiớicủaquânđội Pháp. Bọnthực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”[1, tr 46-47]. Tàn ác hơn, trước khi tháo chạy trong cơn điên cuồng giãy dụa chúng còn giết thêm một số tù chính trị của Việt Nam ở Cao Bằng và Yên Bái.
 
Nếu thực dân Pháp tuyên bố rằng: Đông Dương là thuộc địa của chúngthì bản Tuyên ngôn chỉ rõ: sự thực là từ mùa thu năm 1940, Đông Dương không còn là thuộc địa của chúng nữa. Khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã đứng lên đấu tranh cướp chính quyền từ tay phát xít Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Đây là những lập luận có ý nghĩa hết sức quan trọng, là những bằng chứng xác thực hùng hồn mà kẻ thù không thể nào chối cãi được. Đây cũng là cơ sở dẫn đến lời tuyên bố của bản Tuyên ngôn:“Bởi thế chonên chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toànnhân Việt Nam- tuyênbốthoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất Việt Nam”[1, tr 48].
Tuyên ngôn Độc lập không chỉ đập tan những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp mà còn khẳng định quyền độc lập dân tộc, quyền tự do dân chủ của nhân dân và bản lĩnh của Việt Nam trước quốc dân đồng bào và thế giới. Nếu Pháp có tội phản bội, hai lần bán rẻ đất nước ta cho phát xít Nhật thì ngược lại, nhân dân Việt Nam đứng đầu là Mặt trận Việt Minh đã anh dũng tự chống Nhật cứu nước. Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính chất đê hèn, tàn bạo bằng hành động khủng bố, giết hại tù chính trị thì nhân dân Việt Nam không những không trả thù mà còn thể hiện sự khoan hồng, độ lượng. Ngay cả khi tàn quân Pháp thất thế, Việt Nam vẫn giúp đỡ quân đội Pháp rút khỏi các nhà giam của Nhật, tháo chạy qua biên giới.

Dân tộc Việt Nam đã phải chịu biết bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo, một dân tộc đã kiên dũng đứng về phía đồng minh chống phát xít, chiến đấu cho độc lập tự do. “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc, bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng (Hội nghị của đại diện ba nước: Liên xô, Mỹ, Anh họp từ ngày 28 tháng 11 đến ngày mùng 1 tháng 12 năm 1943 tại Tê-hê-răng (Thủ đô nước I-Răng). Hội nghị đã thông qua kế hoạch tiêu diệt các lực lượng vũ trang của phát xít Đức, quyết định mởmặttrậnthứ haiở Châu Âu trướcngàymùng 1 tháng 5 năm 1944và thông qua nghị quyết bảo đảm nền hòa bình lâu dài trên toàn thế giới sau chiến tranh... Nhưng sau đó, các giới cầm quyền ở Mỹ và Anh đã không thi hành triệt để những điều khoản đã ký kết trong Hội nghị này) và Cựu kimsơn (Hội nghị của đại diện 50 nước do Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc (cũ) triệu tập, họp tại Cựu kim sơn (Xan Phơ-ran-xit- cô) ở Mỹ từ ngày 25 tháng 4 đến 26 tháng 6 năm 1945 để thành lập một tổ chức quốc tế gọi là Liên hợp quốc), quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập”[1, tr 48]. Tinh thần đoàn kết, gắn bó triệu người như một càngngày càngđược phát huy cao độ. Điều này, được thể hiện trong lời kết của bản Tuyên ngôn: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền độc lập, tự do ấy”[1, tr 48].

3. Kết luận
Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là văn bản có tính chính luận mẫu mực và giá trị lịch sử to lớn. Đây là bản anh hùng ca bất hủ của thời đại Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy sâu sắc những áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc như: “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Tuyên ngôn Độc lập còn là sự đúc kết kinh nghiệm của nhiều thế hệ, nhiều thế kỷ đấu tranh vì nhân quyền - dân quyền, vì độc lập tự do của dân tộc và nhân loại, thể hiện hùng hồn ý chí quyết tâm và sức mạnh Việt Nam 
 
Tài liệu tham khảo:
1. Hồ Chí Minh (1973), Văn Hồ Chủ tịch, Nxb Giáo dục Giải phóng, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Link 
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 32
accessibility Hôm qua: 76
account_circle Trong tháng: 283.402
account_box Trong năm: 34.608
supervisor_account Tổng truy cập: 3.174.928