Biến nước biển thành đá lỏng để bảo quản hải sản

Cập nhật lúc:   09:54:19 - 14/01/2019 Số lượt xem:   3369 Người đăng:   Admin
ThS Huỳnh Minh Hoàng giới thiệu mô hình sản xuất đá lỏng từ nước biển - Ảnh: Thái Hà ThS Huỳnh Minh Hoàng giới thiệu mô hình sản xuất đá lỏng từ nước biển - Ảnh: Thái Hà
Nhóm tác giả Trường Cao đẳng Công thương miền Trung do TS Trần Kim Quyên, Hiệu trưởng nhà trường làm chủ nhiệm vừa thực hiện đề tài biến nước biển thành đá lỏng, giúp bảo quản tốt hải sản khi đánh bắt xa bờ.
Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ, khắc phục được những hạn chế của phương pháp bảo quản hải sản truyền thống. 

Bảo qun hiệu qu

Hiện nay trong quá trình khai thác hải sản, khâu bảo quản còn nhiều hạn chế do công nghệ lạc hậu. Cụ thể, khi đánh bắt, đưa hải sản lên tàu, ngư dân sử dụng đá nước ngọt được xay nhỏ hoặc dùng nguyên cây để ủ cá trong khoang lạnh. Do nhiệt độ làm lạnh bằng đá nước ngọt theo phương pháp truyền thống thường cao và không thể điều chỉnh, không đồng đều trong một khoang lạnh, tốc độ làm lạnh chậm nên ảnh hưởng đến chất lượng hải sản. Chưa kể, tinh thể đá sau khi xay có cạnh rất sắc và có thể làm trầy xước hải sản khi ủ, làm giảm chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, việc mang theo khối lượng lớn đá nước ngọt theo tàu cũng làm tăng chi phí xăng dầu và nhân công vận chuyển trong mỗi chuyến đi biển.

Do đó, việc sản xuất thành công đá lòng bằng nước biển được xem là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển công nghệ bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ. Bởi, công nghệ này giúp thời gian bảo quản cá trên tàu lâu hơn (nhờ nhiệt độ bảo quản thấp hơn đá nước ngọt), tốc độ làm lạnh hải sản nhanh hơn, làm tăng chất lượng của hải sản, giảm thiểu lượng hải sản bị hư hỏng,

Theo ThS Huỳnh Minh Hoàng, thành viên nhóm tác giả, việc biến nước biển thành đá lỏng trên thế giới là không mới và đã được các nước tiên tiến áp dụng, Tuy nhiên tại Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm mặc dù nhu cầu về bảo quản hải sản rất lớn. Đề tài này đã được nhà trường thực hiện trong năm 2017 hướng tới bảo quản cá ngừ đại dương, một loại hải sản có giá trị hiện nay. Tuy nhiên, do yếu tố kinh phí, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở dạng mô hình để phục vụ công tác đào tạo của trường.

ThS Hoàng cho biết, để làm máy biến nước biển thành đá lỏng, nhóm sử dụng các thiết bị chính thuộc lĩnh vực điện lạnh, điện cơ. Hiện trong 1 giờ, máy này có thể “biến” 5 lít nước biển (có nồng độ muối 3-5%) thành 5 lít đá lỏng (còn gọi là đá sệt) có nhiệt độ -3 đến -5°C. Nếu nồng độ muối trong dung dịch nước biển càng cao thì nhiệt độ cùa đá lỏng càng thấp. Việc sử dụng máy làm đá lỏng từ nước biển giúp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước biển có sẵn, không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước ngọt đang dần cạn kiệt trong đất liền, đồng thời tạo tiền đề quan trọng để ứng dụng công nghệ đả lỏng vào bảo quán hải sản trong đánh bắt xa bờ tại Phú Yên.

Đưa đề tài vo thực tiễn

Nghiên cứu khoa học tập trung vào các đề tái, dự án mang tính thực tiễn là thế mạnh của Trường cao đẳng Công Thương Miền Trung nhiều năm trở lại đây. Trước đó, TS Đặng Vãn Lái, nguyên Phó hiệu trưởng nhà trường đã chế tạo thành công môi chất có khả năng kết đông cực nhanh, cho phép bảo quản hầu như nguyên vẹn lượng sản phẩm tươi được đặt tên là RTIC. Nối tiếp những nghiên cứu đó, năm 2018, đề tài Biến nước biển thành đá lỏng được Bộ Công thương nghiệm thu. Đề tài đã thành công trong việc biến nước biển thành đá lỏng sệt, là những tinh thể đá lạnh rất nhỏ từ 0,1-1mm, mịn, có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách trong hầm chứa, giúp vừa làm lạnh nhanh vừa không làm hư hỏng da cá, giữ được chất lượng cá tốt hơn.

Nhóm nghiên cứu cho biết, việc thực hiện đề tài trên trước hết là nhằm tạo mô hình thực tiễn để giảng dạy cho học sinh, sinh viên, giúp các bạn trẻ hiểu được nguyên lý hoạt động của thiết bị. Quan trọng hơn là từ đề tài có thể phát triển thành một dự án sản xuất thử nghiệm máy làm đá lỏng từ nước biển, phục vụ việc bảo quản thủy hải sản hiệu quả hơn, Hiện nay, nhà trường có 2 hướng để thương mại hóa sản phẩm. Một là chế tạo mô hình và chuyển giao cho các cơ sở giáo dục khác để phục vụ công tác đào tạo; hai là đầu tư thêm để cho ra sản phẩm phục vụ thực tiễn khai thác hải sản trên biển.

Để phát triển theo hướng thứ 2, nhóm nghiên cứu sẽ phải tìm tòi thêm nguyên liệu sản xuất máy để chống ăn mòn trong điều kiện hoạt động dài ngày ở môi trường biển; thiết kể sản phẩm nhỏ gọn để máy ít chiếm diện tích; nâng công suất cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Để làm được điều này, cần phải có sự đầu tư vốn của Nhà nước hoặc liên kết với doanh nghiệp liên quan đến hoạt động thủy sản.

PGS.TS Hoàng An Quốc, Chủ tịch Hội đồng KH-CN cấp Bộ Công thương trong hội nghị nghiệm thu đề tài đã đánh giá cao ý tưởng của nhóm tác giả, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển công nghệ mới này tại Việt Nam, tiến tới đầu tư chế tạo thiết bị với công suất lớn hơn, đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.

THÁI HÀ
Nguồn: Báo Phú Yên ngày 14/01/2019
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 50
accessibility Hôm qua: 67
account_circle Trong tháng: 258.536
account_box Trong năm: 869
supervisor_account Tổng truy cập: 3.185.241