TTTT & PBKT TTTT & PBKT

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP ở miền núi

Cập nhật lúc:   10:33:08 - 08/11/2024 Số lượt xem:   51 Người đăng:   Administrator
Bưởi da xanh được đánh giá là một trong sản phẩm OCOP cây ăn trái tiềm năng của huyện miền núi Sông Hinh. Ảnh: NGỌC HÂN Bưởi da xanh được đánh giá là một trong sản phẩm OCOP cây ăn trái tiềm năng của huyện miền núi Sông Hinh. Ảnh: NGỌC HÂN
Chương trình mi xã mt sn phđã khơi dy và phát huy thế mnh ca cáđịa phương khu vc min núi, góp phn thay đổi tư duy sn xut ca người dân. Tuy nhiên, hin sn phm li thế ca khu vc min núi vn cò dng tim năng. 
N lc trin khai, xây dng 
Theo đánh giá từ Sở NN&PTNT, để có được thành công trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), mỗi huyện đã có những cách làm sáng tạo riêng nhưng đều cho thấy quyết tâm chính trị cao, nhiều giải pháp phù hợp, sát thực tiễn. Trong đó, chủ chốt là khơi dậy tiềm năng sản xuất hàng hóa đối với sản phẩm có thế mạnh. 
Ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết, với mục tiêu hướng đến mỗi xã có ít nhất một sản phẩm OCOP, huyện đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình này. Theo đó, địa phương tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu dựa trên lợi thế và điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán của người dân, phát triển và chuẩn hóa các sản phẩm thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp hiện có của huyện. Đồng thời tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện để các chủ thể mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. 
Theo ông Phụng, sự hỗ trợ tích cực, kịp thời của các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã tạo động lực để các chủ thể mạnh dạn đăng ký tham gia và không ngừng hoàn thiện, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Đến nay, toàn huyện có 34 sản phẩm OCOP của 13 chủ thể được công nhận đạt chuẩn OCOP 3-4 sao. Trong đó, sản phẩm OCOP chủ lực của huyện là bò một nắng, với đa dạng hình thức chế biến sản phẩm như: bò một nắng dạng miếng, bò một nắng ăn liền dạng sợi, bò gác bếp, bò khô xé sợi… 
Tại huyện miền núi Sông Hinh, bà Lý Thị Thu Hằng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện này cho hay: Bám sát điều kiện tự nhiên của từng địa phương, huyện đã có định hướng cụ thể trong việc xây dựng các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng. Huyện đã triển khai các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, trang bị kiến thức và kỹ năng trong đầu tư xây dựng sản phẩm OCOP. 
Huyện cũng phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành liên quan để có sự đánh giá thực tế và định hướng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhằm tiến tới xây dựng và phân hạng sản phẩm; đồng thời phối hợp với các đơn vị tư vấn để xây dựng hồ sơ, hỗ trợ các phần kinh phí cần thiết để xây dựng sản phẩm OCOP. 
Hiện các sản phẩm được xếp hạng OCOP đều là những nông sản mang tính đặc trưng của Sông Hinh như: sầu riêng, bưởi da xanh, hạt mắc ca, nhãn hương, cam sành, ổi... Ngoài ra, để nông sản của huyện vươn xa, từ khâu chăm sóc, thu hái, chế biến, đóng gói đến bảo quản sản phẩm đều được các chủ thể OCOP kiểm soát chặt chẽ, có mã vạch truy xuất nguồn gốc. 
Nhiu sn phm chưđược khai thác 
Có thể thấy, sản phẩm OCOP ở các huyện miền núi của tỉnh đều có nét riêng, độc đáo mà các địa phương khác không có. Tuy nhiên, hiện nhiều sản phẩm lợi thế của khu vực miền núi chưa được khai thác, phát triển; một số sản phẩm vẫn còn ở dạng tiềm năng. 
Ông Trần Quốc Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cho biết: Mặc dù các xã, thị trấn có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng nhưng đến nay, toàn huyện mới có 5 sản phẩm đạt OCOP. Nguyên nhân là do một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhưng khó mở rộng vùng nguyên liệu, quy mô sản xuất; hầu hết sản phẩm duy trì ở quy mô hộ gia đình, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến, bảo quản chưa đáp ứng được yêu cầu khiến các sản phẩm tiềm năng của địa phương chủ yếu mang tính chất thời vụ, chưa có các đơn hàng lớn, liên tục… 
Theo ông Huy, để sản phẩm OCOP của khu vực miền núi phát triển bền vững và vươn xa hơn nữa là câu chuyện không hề dễ. Thời gian tới, cùng với công tác tuyên truyền, huyện sẽ tăng cường khai thác sản phẩm chủ lực, có thế mạnh, các sản phẩm của làng nghề, HTX; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Huyện cũng đang hoàn thiện hồ sơ đánh giá và sẽ công nhận thêm ít nhất 14 sản phẩm OCOP (bưởi da xanh, trà dung, dệt thổ cẩm, bánh tráng, cà phê…) vào cuối năm nay. 
Ông Nguyễn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân) cho hay: Xã luôn quan tâm và có chính sách hỗ trợ đối với các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Ngoài việc đầu tư nâng cấp sản phẩm OCOP đã được công nhận, chúng tôi còn hỗ trợ xây dựng vùng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp tăng thu nhập cho người dân. 
Theo ông Hồ Văn Nhân, Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh, khó khăn lớn nhất trong xây dựng sản phẩm OCOP ở miền núi là thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu cho chủ thể. Hiện các sản phẩm chủ yếu vẫn tiêu thụ trong tỉnh, chưa vươn ra ngoài tỉnh nhiều. Trong khi đó, để trở thành sản phẩm OCOP không thể bó hẹp phạm vi tiêu thụ trong một địa phương. 
“Để hoàn thành mục tiêu Chương trình OCOP năm 2024, trong đó phấn đấu có 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, các địa phương cần phải chủ động phối hợp với các ngành, đồng thời huy động, lồng ghép các nguồn lực, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể xây dựng, lập hồ sơ, phát triển sản phẩm đạt chuẩn OCOP theo quy định. Ngoài ra, các địa phương cần tập trung tuyên truyền, vận động các chủ thể chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ để sản phẩm OCOP của khu vực này ngày càng được nhiều người biết đến”, ông Nhân nhấn mạnh.  
Qua gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, toàn tỉnh có gần 350 sản phẩm OCOP; riêng 3 huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân đã có 65 sản phẩm của 34 chủ thể đạt chứng nhận OCOP 3-4 sao.
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 81
accessibility Hôm qua: 61
account_circle Trong tháng: 275.806
account_box Trong năm: 42.075
supervisor_account Tổng truy cập: 3.182.395