Tin tức & Sự kiện Tin tức & Sự kiện

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ

Cập nhật lúc:   14:32:54 - 27/12/2024 Số lượt xem:   49 Người đăng:   Administrator
Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc hội nghị Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc hội nghị
Hiên nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có gần 600 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN).
Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và công nghệ và Nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Sáng ngày 27/12, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ năm 2024. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Ban, Bộ, ngành và đại diện lãnh đạo các tổ chức KH&CN trực thuộc.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng cho biết: Trong thời gian qua, LHHVN đã quan tâm triển khai công tác chỉ đạo, định hướng nhằm hỗ trợ về mặt tổ chức và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc. Hàng năm, LHHVN mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của các hội thành viên và tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc; tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn hướng dẫn hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến viện trợ, kỹ thuật viết tin bài báo chí truyền thông; thực hiện chế độ bảo hiểm, thuế; gửi văn bản đến các cơ quan chức năng đề nghị hỗ trợ hoạt động của các đơn vị; bố trí cán bộ của một số đơn vị tham gia các đoàn công tác nước ngoài của LHHVN; khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền cao hơn khen thưởng các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ hoặc nhân các dịp kỷ niệm ngày thành lập các đơn vị.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Theo Chủ tịch Phan Xuân Dũng, mặc dù đã triển khai được nhiều việc, tuy nhiên công tác quản lý, hỗ trợ của LHHVN đối với các tổ chức KH&CN trong thời gian qua còn có những hạn chế nhất định, chưa thực sự hiệu quả, việc định hướng, giám sát, kiểm tra hoạt động đối với các tổ chức KH&CN trực thuộc còn ít và chưa có kế hoạch cụ thể; việc phê duyệt dự án tiếp nhận viện trợ nước ngoài còn bị kéo dài; công tác lưu trữ hồ sơ, cập nhật địa chỉ và thông tin của các tổ chức chưa được thường xuyên; Việc quản lý các Viện có các tạp chí cần chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa nhằm thúc đẩy các tạp chí khoa học trong khối LHH phát triển ngày càng chất lượng; công tác giải thể tổ chức KH&CN còn gặp nhiều khó khăn.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, đồng thời với mong muốn tạo ra một môi trường lành mạnh cho các nhà khoa học hoạt động, Thường trực lãnh đạo LHHVN đã chỉ đạo sửa đổi các quy định về thành lập tổ chức KH&CN theo hướng nâng cao tiêu chuẩn thành lập các tổ chức KH&CN trực thuộc, gắn trách nhiệm của các nhân sự chủ chốt của các viện nghiên cứu vào tạp chí trực thuộc viện, tăng các nội dung về đình chỉ, giải thể tổ chức hoạt động không đúng quy định, vi phạm pháp luật, điều lệ tổ chức với mục tiêu cao nhất là tạo ra một môi trường lành mạnh cho các trí thức, nhà khoa học làm việc, công hiến – Chủ tịch Phan Xuân Dũng nói.

Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Quang Thao; Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Ban KHCN & MT LHHVN Lê Công Lương chủ trì hội nghị.

Phát biểu đề dẫn hội nghị, Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Quang Thao nói: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc LHHVN lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2020-2025); Nghị quyết Hội nghị Hội đồng Trung ương lần thứ 6 (Khoá VIII); Chương trình công tác năm 2024, thời gian qua, dù gặp không ít khó khăn nhưng các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc LHHVN đã có nhiều cố gắng trong công tác tập hợp, đoàn kết và phát huy vai trò, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức của LHHVN…

Báo cáo tại hội nghị, Tổng Thư ký LHHVN Nguyễn Quyết Chiến đã khái quát kết quả hoạt động của hệ thống LHHVN giai đoạn 2021-2024 và công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ của Thường trực Đoàn Chủ tịch đối với các tổ chức KH&CN trực thuộc. Từ đó, Tổng Thư ký Nguyễn Quyết Chiến nêu ra một số định hướng công tác cho năm 2025 như:

Sớm kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động của LHHVN theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCĐTW và MTTQVN về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội IX của LHHVN và Đại hội LHH địa phương nhiệm kỳ 2025-2030.

Tổ chức góp ý các văn kiện Đại hội Đảng; các Chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia, địa phương.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn (TVPB, KHCN, PBKT, HTQT, tôn vinh trí thức...) ngay từ đầu năm 2025. Thúc đẩy để Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2015/TT-BTC về hoạt động TVPB&GĐXH để các Hội thành viên và đơn vị trực thuộc đẩy mạnh triển khai hoạt động, góp phần nâng cao uy tín cho LHHVN.

Tăng cường phối hợp với các Cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, MTTQVN, các Bộ, ngành, địa phương để tạo điều kiện hỗ trợ các Hội thành viên, các đơn vị đẩy mạnh hoạt động, góp phần phát triển KT-XH của đất nước.

Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số LHHVN; chỉ đạo khai thác và sử dụng hiệu quả tòa nhà trụ sở LHHVN.
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ và thảo luận, trao đổi về phương hướng, mục tiêu, kế hoạch trong năm mới 2025. Theo đó, các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp hội xác định tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thích ứng trong bối cảnh mới, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp ; Duy trì và tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, nhất là các tổ chức quốc tế có uy tín để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, huy động thêm các nguồn lực đưa đất nước phát triển, đi lên trong kỉ nguyên vươn mình.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ và thảo luận, trao đổi về quy định tiếp nhận viện trợ, xin phép tổ chức hội nghị hội thảo quốc tế, các chính sách về thuế, cũng như nghe hướng dẫn một số quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Liên hiệp Hội Việt Nam; Hướng dẫn một số quy định thể thức trình bày văn bản hành chính …

MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021-2024:

(Theo báo cáo của 400 tổ chức KH &CN)

Kinh phí

-Tổng huy động kinh phí (từ tất cả các nguồn như hợp đồng với doanh nghiệp, viện trợ nước ngoài, đấu thầu/dịch vụ các nhiệm vụ từ NSNN trung ương, địa phương)4.722.077 triệu đồng.

- Tổng nộp thuế cho NSNN: 261.149 triệu đồng

- Tổng nộp BHXH:250.447 triệu đồng

- Nguồn viện trợ: 30,8 triệu USD

(năm 2021:12 triệu USD; năm 2022:10 triệu USD; năm 2023:2,487 triệu USD; năm 2024: 6,3triệu USD).

Các kết quả, thành tích được ghi nhận/công nhận/đăng tải:

- Bằng sáng chế độc quyền được cấp: 64

- Bằng giải pháp hữu ích độc quyền được cấp: 88

- Bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế: 486

- Bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước: 2.172

Hoạt động nghiên cứu khoa họcdịch vụ KH&CN

- Số lượng đề tài NCKH, dự án do các tổ chức KH&CN thực hiện1.176

- Số lượng hợp đồng dịch vụ, dịch vụ KH&CN thực hiện: 3.128

Hoạt động Hội nghị/Hội thảo khoa học

Số lượng Hội nghị khoa học đã tổ chức:157

Số lượng Hội thảo khoa học đã tổ chức:402

Thành viên của các tổ chức quốc tế/khu vực/mạng lưới:

- Số lượng tổ chức KH&CN có tham gia các tổ chức quốc tế/khu vực/mạng lưới: 73

- Số lượng tổ chức quốc tế/khu vực/mạng lưới mà đơn vị giam gia: 180

Các hoạt động tư vấn, góp ý chính sách của các tổ chức KH&CN trực thuộc (góp ý các dự thảo luật, nghị định, thông tư, chương trình phát triển kinh tế-xã hội…):

 

- Số lượt góp ý, tư vấn các Dự thảo Luật:407

- Số lượt góp ý, tư vấn các Dự thảo Nghị định:273

- Số lượt góp ý, tư vấn các Dự thảo Thông tư:290

- Số lượt sáng kiến chính sáchđược đơn vị đề xuất:206

Bảo vệ môi trường, ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; bảo tồn và khai thác tài nguyên nước:

- Số mô hình bảo vệ môi trường: 374

- Số mô hình ứng phó BĐKH, thiên tai: 838

- Số mô hình bảo tồn và khai thác tài nguyên nước, tài nguyên biển: 104

- Ước tính số lượng tờ rơi, pano, khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền: 27.447

Hoạt động Bảo tồn đa dạng sinh học

Có 23 tổ chức KH&CN tham gia trực tiếp vào các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có một số tổ chức được cơ quan chủ quản đánh giá là đã tạo dựng được uy tín nhất định trong xã hội và trở thành đối tác quan trọng với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn và các đối tác quốc tế (IUCN, WWF...).

Theo số liệu báo cáo, trong giai đoạn 2021-2024 có tổ chức tham gia bảo tn nhiều nhất là 40 loài đng vật, 35 loài thực vật. Các tổ chức này góp phần bảo tồn hàng trăm cá thể loài động vật, thực vật quý hiếm.

- Số mô hình bảo tồn Đa dạng sinh học được các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA trực tiếp triển khai: 146

- Số lượng chiến dịch truyền thông nhằm bảo tồn Đa dạng sinh học được các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA trực tiếp triển khai: 148

- Ước tính số lượng tờ rơi, pano, khẩu hiệu, áp phích phục vụ công tác giáo dục, tuyên truyền:106.977

Hoạt động trong lĩnh vực công nhận chất lượng, tiêu chuẩn:

- Số chứng nhận chất lượng đã được cấp: 22.151

Số lượng dịch vụ tư vấn về tiêu chuẩn:611

Số lượng các tổ chức, doanh nghiệp được tư vấn/đào tạo và cấp chứng nhận về ISO:4.296

Hoạt động trong lĩnh vực Năng lượng:

Số lượng công trình về năng lượng (thủy điện, điện mặt trời, điện gió…) đãđược đơn vị tư vấn/thiết kế:102

Số lượng mô hình các công trình năng lượng được đơn vị triển khai: 26

Ước tính số lượng tờ rơi, pano, khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền:5.485

Hoạt động đào tạo, dạy nghề, nâng cao năng lực, kỹ năng:

- Số lượng thanh niên được dạy nghề: 15.799

- Số lượng trẻ em, thanh thiếu niên được đào tạo tiếng Anh, Tin học: 14.259

- Số lượng trẻ em, thanh thiếu niên được tham gia học các kỹ năng mềm khác (kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phòng cháy chữa cháy, tự vệ, bơi lội...):1.046.217

Hoạt động trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững:

Số lượng mô hình đã triển khai1.421

Số người dân được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực73.795

Hoạt động chăm sóc sức khỏe:

- Số lượt người được thăm/khám và tư vấn chữa bệnh: 820.752

- Số bệnh nhân được can thiệp/hỗ trợ dịch vụ/thuốc: 427.918

Hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy bình đẳng giới, bình đẳng, công bằng xã hội:

- Số người được tư vấn, can thiệp, giúp đỡ: 94.300

- Số lượng lớp tập huấn các kỹ năng: 3.134

- Số đợt truyền thông nâng cao nhận thức: 24.132

(Nguồn: Ban KHCN&MT LHHVN)

 

 

Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 57
accessibility Hôm qua: 37
account_circle Trong tháng: 257.761
account_box Trong năm: 94
supervisor_account Tổng truy cập: 3.184.466