Phản biện để hoàn thiện Luật Thanh niên sửa đổi

Cập nhật lúc:   09:49:43 - 08/01/2021 Số lượt xem:   1049 Người đăng:   Administrator
Một hội nghị góp ý Luật Thanh niên sửa đổi do TW Đoàn tổ chức 25/12/2020 Một hội nghị góp ý Luật Thanh niên sửa đổi do TW Đoàn tổ chức 25/12/2020
Những vấn đề liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của 02 Nghị định triển khai Luật Thanh niên đang được Bộ Nội Vụ lắng nghe, hoàn thiện trước khi thực hiện, đó là những quy định chính sách cụ thể về đối thoại thanh niên như cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện; trách nhiệm các cơ quan tổ chức cá nhân trong việc thực hiện cơ chế chính sách đối với các đối tượng thanh niên; những vấn đề liên quan đến bố cục, kết cấu, những nội dung quy định cụ thể ở các Chương các Điều trong Nghị định.
Lợi ích của thanh niên hết sức quan trọng
Theo Luật gia Đỗ Duy Thường - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN góp ý về Nghị định Quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện thì lợi ích của thanh niên hết sức quan trọng. Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện (TNXP, TNTN) hiện còn nhiều vướng mắc, tồn đọng, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Các bộ ngành, địa phương cần có bộ máy chuyên ngành để quản lý. Bên cạnh đó, khi kết thúc nhiệm vụ, việc giải quyết chế độ như thế nào đối với TNXP, TNTN hết sức quan trọng vì không phải ai cũng ở lại hoặc về địa phương, Luật không quy định về tổ chức này, Đoàn Thanh niên không thể thành lập và không quản lý được, vì không phải là cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện chính sách với thanh niên.
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ phù hợp chứ không chỉ huy động nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó, cần giữ nguyên chế độ sinh hoạt phí TNXP khi được cử đi đào tạo nghề; được cộng điểm xét tuyển khi đi thi tự do vào các trường ĐH, CĐ; được ưu tiên xét chọn đi lao động nước ngoài...
Thanh niên tình nguyện đến làm việc ở nơi khó khăn cần được hưởng chế độ như TNXP cũng như giáo viên đến làm việc vùng sâu vùng xa. Đến biên giới hải đảo đi tình nguyện phải có chính sách xứng đáng.
Chính sách dành cho 2 đối tượng TNXP và TNTN phải ưu việt mới đủ sức hút
Góp ý về chế độ chính sách đối với thanh niên xung phong và thanh niên tình nguyện, theo ông Vũ Trọng Kim, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Thanh niên xung phong: Chính sách dành cho 2 đối tượng này phải ưu việt mới đủ sức hút thanh niên, tuy nhiên, dự thảo Nghị định vẫn mang tính chất hô hào, chưa định lượng cụ thể
 Quy định kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên xung phong do Nhà nước đảm bảo một phần, nhưng một phần là bao nhiêu, luật chưa có định tính nào cụ thể thì làm sao kêu gọi thanh niên được. Khi chưa cụ thể hóa thì chỉ là hô hào. Đặc biệt, các dự án, chương trình để thanh niên xung phong tham gia phải cụ thể và cần có các dự án về khoa học công nghệ để phát huy chất xám của thanh niên. Thanh niên xung phong phải đi vào việc mới, việc khó, chứ không phải chỉ làm việc tay chân, vác đất đá như trước.
Nhà nước cần có các chính sách đủ khuyến khích, thu hút thanh niên
Theo ông Tạ Văn Hạ - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Thanh niên Xung phong, Thanh niên tình nguyện không chỉ là kỳ vọng của Đảng, của Bác trong thời kỳ lịch sử mà là sứ mệnh là trách nhiệm của thế hệ sau. Hiện TNXP và TNTN không chỉ có giá trị lịch sử mà trong giai đoạn mới, màu áo xanh tình nguyện và xung phong là phương thức hiệu quả cho Đoàn hoạt động.
Muốn phát huy được lực lượng này thì nhà nước phải có chính sách đủ thu hút và khuyến khích thanh niên. Đây là trách nhiệm của Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.
Mỗi chính sách ban hành ra phải đánh giá tác động đa chiều để chính sách dễ dàng đi vào cuộc sống. Để làm được điều đó thì chính sách phải cụ thể, chi tiết, mạnh dạn. Phải cho thanh niên thấy tham gia vào lực lượng đó sẽ có công ăn việc làm, có lương, có chế độ chính sách thì mới thu hút được thanh niên.
 Cần phải thay đổi tư tưởng, cách nghĩ về người trẻ
Nhìn vào thế hệ trẻ, ông Nguyễn Quang Tuyến - Phó trưởng Khoa Pháp luật, ĐH Luật Hà Nội nhìn nhận: Cần phải thay đổi tư tưởng, cách nghĩ về người trẻ, đối thoại không phải vì thanh niên, mà vì tương lai của dân tộc, vì Chính phủ. Người đứng đầu cần thanh niên chứ không phải thanh niên cần người đứng đầu, tư duy đó cần được đổi mới nếu không đất nước sẽ tụt hậu.
Bên cạnh đó, việc đối thoại với thanh niên còn quy định chung chung mang tính chất hô hào, tính khả thi ít; đối thoại phải dân chủ và xem xét tiếp thu nếu không chỉ mang tính hình thức. Đối thoại cần được công bố công khai cho người đối thoại biết, góp phần nâng cao chất lượng đối thoại.
Ngoài ra, cần làm rõ hơn mối quan hệ giữa Bộ Nội vụ và Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam trong đối thoại với thanh niên, trong đó, cân nhắc bổ sung, làm rõ hơn vai trò của UBQG về Thanh niên Việt Nam. "Chương 2 quy định quyền của Bộ Nội vụ nhiều quá trong khi vai trò của Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam lại mờ nhạt….
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 80
accessibility Hôm qua: 93
account_circle Trong tháng: 268.722
account_box Trong năm: 20.482
supervisor_account Tổng truy cập: 3.160.802