Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo

Cập nhật lúc:   11:00:40 - 05/11/2024 Số lượt xem:   19 Người đăng:   Administrator
Đoàn kiểm tra của Sở KH&CN kiểm tra dự án nấm đông trùng hạ thảo tại Công ty TNHH Nấm thảo dược Thiên Hoàng Minh Khôi. Ảnh: LỆ VĂN Đoàn kiểm tra của Sở KH&CN kiểm tra dự án nấm đông trùng hạ thảo tại Công ty TNHH Nấm thảo dược Thiên Hoàng Minh Khôi. Ảnh: LỆ VĂN
Thc hin D áng dng tiến b k thut trong nhân ging dng dch th để nuôi trng nđông trùng h tho to ngun sn phm cht lượng cao phc v chế biến thc phm chc năng trêđịa bàn tnh Phú Yên, thi gian qua, Công ty TNHH Nm tho dược Thiên Hoàng Minh Khôi (phường 5, TP Tuy Hòa) đã thu được nhiu kết qu, m ra nhiu tim năng phát trin nđông trùng h th Phú Yên. 
Dự án đã ứng dụng tiến bộ KH&CN trong nhân giống, nuôi trồng và sản xuất nấm đông trùng hạ thảo, tạo vùng nguyên liệu nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao tại Phú Yên. 
Nhiu công dng nhưng đầu tư chưa tương xng 
Theo ông Trần Ngọc Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Nấm thảo dược Thiên Hoàng Minh Khôi, chủ nhiệm dự án, nấm đông trùng hạ thảo là một loài nấm sinh sôi, phát triển trên một loài sâu non. Quá trình này vô cùng đặc biệt, vào mùa đông loài nấm này sẽ ký sinh trên cơ thể của loài sâu (trùng) để sinh tồn, nó sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ trùng. 
Đến mùa hè, chúng phát triển thành nấm dạng sợi và thoát ra khỏi xác của ấu trùng rồi mọc lên, trở thành nấm trưởng thành. Nấm đông trùng hạ thảo được biết đến là một loại thảo dược có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, có giá thành cao. Trong thành phần của đông trùng hạ thảo có chứa 17 loại acid amin khác nhau có tác dụng giúp chuyển hóa và tổng hợp các protein trong cơ thể, cũng như phòng ngừa và điều trị các bệnh như thiểu niệu, phù não, bài tiết. 
“Do nhu cầu sử dụng nhiều, lợi nhuận kinh tế cao nên nấm đông trùng hạ thảo được bày bán tràn lan trên thị trường, nhiều loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ với giá bán chênh lệch mà người mua cũng khó đánh giá đúng. Vì vậy, việc ứng dụng KH&CN trong sản xuất giống nấm đông trùng hạ thảo có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu sử dụng tại chỗ và tạo vùng nguyên liệu chế biến thực phẩm chức năng tại Phú Yên là rất cần thiết”, ông Hưng chia sẻ. 
Theo ông Dương Văn Nghị, Trưởng phòng Quản lý KH&CN (Sở KH&CN), thời gian qua, mặc dù được đầu tư xây dựng nhưng phần lớn mô hình sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, thủ công. Đặc biệt, việc cung ứng giống nấm chưa theo kịp mùa vụ sản xuất, công tác lưu giữ, bảo quản, phân lập và phục tráng các chủng giống nấm trên địa bàn tỉnh chưa được chú trọng nên không thể kiểm soát được chất lượng và mức kháng dịch bệnh. Do đó chưa thể khai thác được hết tiềm năng sản xuất và chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận. 
“Việc đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nấm chưa được quan tâm đúng mức. Các công nghệ áp dụng trong quá trình sản xuất đa phần phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên năng suất và chất lượng sản phẩm giảm. Do vậy, việc ứng dụng KH&CN trong sản xuất giống nấm và xây dựng mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo tại Phú Yên rất cần được đầu tư”, ông Dương Văn Nghị nhấn mạnh. 
Nhiu tim năng phát trin 
Được Bộ KH&CN giao thực hiện Dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tạo nguồn sản phẩm chất lượng cao phục vụ chế biến thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đến nay, Công ty TNHH Nấm thảo dược Thiên Hoàng Minh Khôi đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận và mở ra nhiều tiềm năng phát triển nghề trồng nấm đông trùng hạ thảo tại Phú Yên. 
Theo ông Trần Ngọc Hưng, sau gần 2 năm triển khai, nhờ sự hỗ trợ về giống và kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm (Viện Di truyền Nông nghiệp), đến nay công ty đã tiếp nhận và ứng dụng thành công các quy trình công nghệ như: Nhân giống nấm (phân lập, nhân giống cấp 1, nhân giống thương phẩm), công nghệ nuôi trồng thương phẩm; xây dựng các mô hình nhân giống nấm dạng dịch thể công suất với quy mô 10.000 lít giống/năm; xây dựng được các mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thương phẩm quy mô 1.800kg nấm tươi/năm; đào tạo được 5 kỹ thuật viên… 
Đội ngũ kỹ thuật của công ty đã làm chủ được quy trình công nghệ từ khâu phân lập nhân giống, giữ giống, sản xuất giống đến bảo quản, chế biến và chủ động sản xuất một số sản phẩm từ loại nấm quý hiếm này. Các sản phẩm của công ty là: Đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa và rượu ngâm đông trùng được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. 
“Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ dân có nhu cầu tiếp nhận kỹ thuật và sản xuất nấm đông trùng hạ thảo; sản xuất giống, phôi nấm cung cấp đủ số lượng, ổn định chất lượng cho cơ sở sản xuất để tạo nguồn sản phẩm nấm tiêu thụ nội địa, hình thành thị trường sản phẩm; từng bước hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, chế biến khép kín giữa doanh nghiệp - hộ dân, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo của Phú Yên”, ông Hưng nói. 
Sở KH&CN đã tiến hành kiểm tra tiến độ của dự án nói trên và đánh giá cao kết quả đạt được trong việc ứng dụng thành công các tiến bộ KH&CN trong nhân giống, nuôi và sản xuất, nhất là tạo ra những sản phẩm mới được chiết xuất từ đông trùng hạ thảo. 
Theo ông Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN, dự án do Công ty TNHH Nấm thảo dược Thiên Hoàng Minh Khôi thực hiện là dự án khả thi và có tính ứng dụng vào thực tiễn cao. Việc nuôi cấy thành công giống nấm đông trùng hạ thảo đã tạo cơ hội để doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất, cung ứng ra thị trường nguồn dược liệu quý, cũng là một hướng mở cho doanh nghiệp và người dân có nhu cầu chuyển giao sản xuất, phát triển kinh tế. Đồng thời góp phần đa dạng nguồn dược liệu phục vụ chế biến thực phẩm chức năng nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao để tham gia vào chuỗi giá trị trong ngành hàng nấm; góp phần thúc đẩy phát triển nhanh chóng nghề trồng nấm nói chung và nấm dược liệu tại tỉnh Phú Yên nói riêng.  
Dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển KT-XH nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025. Công ty TNHH Nấm thảo dược Thiên Hoàng Minh Khôi chủ trì; thời gian thực hiện 36 tháng (từ tháng 12/2022-11/2025), với tổng kinh phí 9 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách KH&CN trung ương hỗ trợ khoảng 4 tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng của doanh nghiệp.
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 42
accessibility Hôm qua: 79
account_circle Trong tháng: 309.635
account_box Trong năm: 39.300
supervisor_account Tổng truy cập: 3.179.620