TTTT & PBKT TTTT & PBKT

Ứng dụng thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản

Cập nhật lúc:   15:09:44 - 17/07/2024 Số lượt xem:   226 Người đăng:   Administrator
Công nhân tại xưởng sản xuất của hộ kinh doanh Phạm Thị Bích Thủy (phường Hòa Xuân Tây, TX Đông Hòa) vận hành hệ thống máy sấy giòn. Ảnh: VÕ PHÊ Công nhân tại xưởng sản xuất của hộ kinh doanh Phạm Thị Bích Thủy (phường Hòa Xuân Tây, TX Đông Hòa) vận hành hệ thống máy sấy giòn. Ảnh: VÕ PHÊ
H tr ng dng máy móc, thiết b tiên tiến trong chế biến sn phm t nông sn là mt trong nhng đề án khuyến công địa phương được Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mi và Tiết kim năng lượng Phú Yên (S Công Thương) trin khai trong năm nay. Qua đó giúp các cơ s sn xut phát trin hođộng, nâng cht lượng sn phm. 
Mnh dđầu tư 
Những năm qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Tại hộ kinh doanh Thi Nga (thôn Tân Yên, xã Ea Ly, huyện Sông Hinh), nhờ đầu tư, đổi mới thiết bị sản xuất nên các sản phẩm do cơ sở này làm ra đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang hương vị đặc trưng riêng, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường. 
Chị Bế Thị Nga, chủ hộ kinh doanh này cho biết: Ngoài sản phẩm hạt mắc ca sấy, cơ sở còn lấy hạt làm nguyên liệu để sản xuất một số sản phẩm khác như bánh hạt thu-yền, bánh hạt đồng tiền, kẹo ngũ cốc, thanh gạo lứt chà bông, bánh đồng tiền gắn hạt dinh dưỡng… 
Tuy nhiên trước đây, sản phẩm từ hạt mắc ca được chúng tôi chế biến bằng dụng cụ, máy móc thô sơ, mỗi năm chỉ có thể sản xuất khoảng 50 tấn, không đáp ứng được đơn hàng lớn; chất lượng sản phẩm cũng không đồng đều và thời gian bảo quản ngắn. Từ khi đầu tư máy móc tiên tiến, chúng tôi có thể sản xuất với công suất lên đến 100 tấn sản phẩm/năm và có thể khắc phục được những hạn chế so với quy trình cũ. 
Không riêng chị Nga mà chị Phạm Thị Bích Thủy, chủ hộ sản xuất sản phẩm từ hạt sen, hạt đác ở khu phố Thạch Chẩm (phường Hòa Xuân Tây, TX Đông Hòa) cũng mạnh dạn xuất vốn gần 1 tỉ đồng để xây mới nhà xưởng, trang bị hệ thống máy sấy giòn với 6 thiết bị hoàn toàn mới, phục vụ các công đoạn sản xuất. 
Chị Thủy cho hay: Với mục tiêu tìm kiếm thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngoài tỉnh, cơ sở vừa đầu tư thêm một số máy móc có công suất lớn nên có thể chế biến khoảng 150 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm làm ra cũng đa đạng về chủng loại, chất lượng sản phẩm tốt hơn trước rất nhiều. Các sản phẩm đều đạt tiêu chí sản phẩm OCOP 3 sao. 
Bắt tay sản xuất sản phẩm hạt sen từ năm 2008, đến nay, các sản phẩm hạt sen sấy giòn, trà sen đá, trà lá sen, trà củ sen, bột hạt sen, tinh bột củ sen… của cơ sở chị Phạm Thị Bích Thủy đã có chỗ đứng trên thị trường. Cùng với việc đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại, chị Thủy cũng tích cực tham gia các chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh để mở rộng thị trường, nâng lượng tiêu thụ hằng năm. 
H tr để tăng hiu qu sn xut 
Theo Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mại và Tiết kiệm năng lượng Phú Yên, hiện nay sản phẩm nông - thủy sản của Phú Yên phổ biến là hạt sen, hạt mắc ca, cam, khóm, hải sản các loại… đều được nuôi trồng theo các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành. Đa số sản phẩm sau chế biến đều được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, HACCP, ISO, hay đạt OCOP 3 sao, 4 sao... 
Tuy nhiên, các sản phẩm vẫn chưa đa dạng về chủng loại; được chế biến qua quy trình đơn giản như tươi, đông lạnh, sấy khô, hoặc bán thô… nên giá thành thấp, thời gian bảo quản ngắn. Để khắc phục nhược điểm, các cơ sở đã mạnh dạn đầu tư, trang bị máy móc hiện đại để tạo ra sản phẩm phong phú, chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn cao hơn. 
Theo ông Lê Thanh Khanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mại và Tiết kiệm năng lượng Phú Yên, từ đầu năm 2024, trung tâm đã phối hợp với UBND huyện Sông Hinh, TX Sông Cầu, TX Đông Hòa triển khai Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến sản phẩm từ nông sản với kinh phí hơn 800 triệu đồng. 
Theo đó, đơn vị đã tiến hành các bước để hỗ trợ đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị vào dây chuyền sản xuất sản phẩm tại hộ kinh doanh Thi Nga (huyện Sông Hinh), hộ Phạm Thị Bích Thủy (TX Đông Hòa), hộ kinh doanh hải sản Nguyễn Trần Hiếu (TX Sông Cầu)…, với mục tiêu giúp các cơ sở phát triển hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu thị trường. 
“Trước khi triển khai đề án này, trung tâm đã khảo sát thực tế và nhận thấy rằng, việc hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến sản phẩm từ nông - thủy sản của các hộ kinh doanh là hết sức cần thiết; góp phần giúp các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và phong phú về chủng loại, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công tác hỗ trợ này cũng góp phần tăng hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh, mang lại lợi ích KT-XH cho cơ sở, địa phương”, ông Khanh cho biết. 
Sau khi hỗ trợ các cơ sở đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mại và Tiết kiệm năng lượng Phú Yên cũng phối hợp chính quyền các địa phương tổ chức nghiệm thu các mô hình và đưa hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất của các cơ sở đi vào hoạt động. Khi hoạt động sản xuất ổn định, các cơ sở này cam kết tạo việc làm cho lao động, đóng góp cho sự phát triển của địa phương. 
Công tác hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến sản phẩm từ nông sản góp phần tăng hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh, mang lại lợi ích KT-XH cho địa phương.
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 27
accessibility Hôm qua: 62
account_circle Trong tháng: 345.257
account_box Trong năm: 38.768
supervisor_account Tổng truy cập: 3.179.088