TTTT & PBKT TTTT & PBKT

Kinh tế tập thể đồng hành cùng vùng sản xuất, làng nghề

Cập nhật lúc:   14:25:35 - 20/08/2024 Số lượt xem:   49 Người đăng:   Administrator
Xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm ra thị trường là cách để các HTX đồng hành giúp làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển. Trong ảnh: Sản phẩm rượu tằm của HTX Hòa Phong tham gia hội chợ Xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm ra thị trường là cách để các HTX đồng hành giúp làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển. Trong ảnh: Sản phẩm rượu tằm của HTX Hòa Phong tham gia hội chợ
Vùng sn xut, làng ngh không ch là môi trưng phù hp vi mô hình có tính cng đng như HTX mà s tn ti cđơn v kinh tế tp th  đây cũng đang h tr duy trì, phát trin các hođng sn xut và các sn phm t làng ngh.
Sinh ra đ đng hành 
HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Din sinh ra từ vùng trồng khóm Đồng Din ở huyện Phú Hòa; HTX Sản xuất - dịch vụ - du lịch chiếu cói An Cư sinh ra từ làng nghề chiếu cói Phú Tân của huyện Tuy An; HTX Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Đồng sinh ra từ vùng trồng sen của huyện Tây Hòa; HTX Nông nghiệp công nghệ cao Dũng Lỗ Chài sinh ra từ vùng trồng cây ăn trái Lỗ Chài ở huyện Phú Hòa; HTX Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Phong gắn với vùng trồng dâu nuôi tằm truyền thống ở huyện Tây Hòa; HTX Dịch vụ tổng hợp tôm hùm Sông Cầu gắn với thủ phủ tôm hùm TX Sông Cầu; HTX Cá ngừ công nghệ cao Phú Yên gắn với hoạt động đánh bắt, chế biến cá ngừ truyền thống của tỉnh; HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ du lịch trầm hương Phú Long (TP Tuy Hòa) ra đời với mong muốn khôi phục nghề làm trầm hương của tỉnh… 
Tháng 2/2023, HTX Dịch vụ tổng hợp tôm hùm Sông Cầu được thành lập. Theo UBND TX Sông Cầu, thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về thành lập HTX thủy sản tại các địa phương có biển, TX Sông Cầu đã thành lập HTX tôm hùm ở xã Xuân Thịnh. Mục tiêu của địa phương là mong muốn đơn vị này sẽ đồng hành cùng người dân trong hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và xây dựng thương hiệu cho con tôm hùm truyền thống. 
Ông Đoàn Văn Quang, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp tôm hùm Sông Cầu chia sẻ: Từ 7 thành viên ban đầu, sau hơn 1 năm hoạt động, HTX thu hút thêm 18 thành viên. Hiện HTX mới chỉ tập hợp được các hộ nuôi tôm và tiêu thụ sang thị trường Trung Quốc. Thời gian tới, HTX mong muốn hoàn thiện chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ đối với hải sản đặc trưng địa phương này. Trong đó, HTX quản trị thương hiệu với mã code và mã vùng nuôi đảm bảo truy xuất nguồn gốc cùng những quy định thương mại cho 1 sản phẩm xuất khẩu để không chỉ vào Trung Quốc mà còn có mặt ở thị trường châu Âu. 
Thành lập từ năm 1979, HTX Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Phong (HTX Hòa Phong) có hơn 30 năm gắn bó với làng nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống của huyện Tây Hòa. Đây cũng là làng nghề duy nhất về trồng dâu nuôi tằm còn tồn tại ở tỉnh. Điều này có sự đóng góp không nhỏ từ HTX Hòa Phong. Giám đốc HTX Nguyễn Văn Đông chia sẻ: Cũng giống như nhiều làng nghề truyền thống khác, trồng dâu nuôi tằm ở Hòa Phong hơn 30 năm qua gặp không ít khó khăn. Thời tiết thay đổi, giá cả biến động khiến nhiều hộ bỏ nghề tìm tới những cây trồng khác. Có thời điểm làng nghề đứng trước nguy cơ khó tồn tại. Ban giám đốc, Hội đồng quản trị HTX Hòa Phong qua nhiều giai đoạn đều xác định đồng hành với nghề truyền thống, vì vậy luôn tìm hướng đi mới đáp ứng nhu cầu phát triển. Sự ra đời của sản phẩm rượu tằm Hòa Phong (năm 2017) mở ra cơ hội tồn tại cho nghề truyền thống. Năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát, lại một lần nữa làng nghề gặp khó khi sản phẩm kén tằm và rượu tằm khó tiêu thụ mà giá đầu vào tăng cao. Đứng trước thử thách này, Hội đồng quản trị HTX một lần nữa đổi mới và đặt quyết tâm khôi phục làng nghề. 
Tìm cách gi ngh truyn thng 
“Để khôi phục, HTX đưa giống dâu mới về trồng thử nghiệm trên diện tích 1,1ha. Đưa thành viên đi tham quan học nuôi tằm theo kỹ thuật mới của ngành dâu tằm. Kỹ thuật này cho năng suất kén cao gấp đôi so với trước đây, đồng thời tằm nuôi khỏe, ít dịch bệnh, tiết kiệm thời gian chăm sóc. Hướng đi này của HTX nhận được sự ủng hộ và đầu tư của huyện Tây Hòa. Cụ thể, huyện đồng ý hỗ trợ 1,2 tỉ đồng để HTX xây dựng nhà nuôi tằm tập trung trên diện tích 200m2. Cuối năm 2025, khi mô hình đạt hiệu quả tốt thì sang năm 2026 HTX sẽ bắt đầu tổ chức tập huấn cho bà con trong xã để nhân rộng. Khi ấy, HTX vận hành chuỗi giá trị trên cây tằm, tự chủ từ khâu cung cấp giống tằm, đồng hành với người dân trong việc chăm sóc, thu kén và đặc biệt bao tiêu toàn bộ cho bà con”, Giám đốc HTX Hòa Phong Nguyễn Văn Đông cho biết thêm. 
Với HTX Nông nghiệp An Hiệp (huyện Tuy An), cách để vùng sản xuất gạo đỏ tàu cúc ở xã An Hiệp có thể tồn tại đó là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này. Theo ông Huỳnh Văn Trọng, Giám đốc HTX Nông nghiệp An Hiệp, sau một thời gian cố gắng đến năm 2023, sản phẩm gạo đỏ tàu cúc do HTX làm đại diện thương hiệu đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Đây là bước đầu tiên giúp sản phẩm đặc trưng của vùng trồng lúa An Hiệp có mặt trên thị trường một cách chuyên nghiệp. 
Theo Liên minh HTX tỉnh, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024. Từ đây nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển KT-XH khu vực nông thôn bền vững. Là đơn vị gắn bó với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, lâu nay các HTX đã đồng hành cùng sự tồn tại và phát triển ở các làng nghề, vùng sản xuất. Khi kế hoạch của UBND tỉnh triển khai, các HTX sẽ có cơ hội được hỗ trợ đầu tư trang bị máy móc, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất; đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm…  
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 5
accessibility Hôm qua: 73
account_circle Trong tháng: 284.044
account_box Trong năm: 35.250
supervisor_account Tổng truy cập: 3.175.570