Tăng tính hệ thống trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội

Cập nhật lúc:   09:30:37 - 24/10/2022 Số lượt xem:   568 Người đăng:   Administrator
Đại biểu HĐND tỉnh Nguyễn Quốc Thắng trao đổi với đoàn giám sát Ủy ban MTTQ tỉnh về hoạt động của Tổ đại biểu số 6 HĐND tỉnh về việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị của cử tri. Ảnh: T Đại biểu HĐND tỉnh Nguyễn Quốc Thắng trao đổi với đoàn giám sát Ủy ban MTTQ tỉnh về hoạt động của Tổ đại biểu số 6 HĐND tỉnh về việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị của cử tri. Ảnh: T
Đó là chỉ đạo của đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 14, khóa IX mở rộn
9 nội dung giám sát, phản biện xã hội trên toàn quốc 
Theo kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dự kiến 6 nội dung giám sát, gồm: Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư một số dự án trọng điểm quốc gia, một số dự án chậm tiến độ, đầu tư dở dang ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân; Giám sát việc công khai, minh bạch, thực hiện thủ tục hành chính Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai; Giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của các bộ, ngành, địa phương; Giám sát việc triển khai các công trình đầu tư vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số (theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025); Giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập; Giám sát việc thực hiện Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015. 3 nội dung phản biện, gồm: Phản biện xã hội Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (trình Quốc hội lần 2); Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Ngoài ra, các tổ chức chính trị - xã hội cũng tiến hành giám sát, phản biện xã hội theo chức năng và nhiệm vụ của mình. Ban thường trực ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố cũng sẽ thực hiện thêm một số cuộc giám sát, phản biện xã hội tùy theo tình hình thực tế của địa phương hoặc theo chỉ đạo của cấp ủy địa phương. 
Chương trình giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam năm 2023 nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội về đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Vì vậy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực gợi mở: Khi kế hoạch giám sát được ban hành, các cơ quan cần chủ động xây dựng các kế hoạch triển khai cụ thể, phối hợp chặt chẽ, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo yêu cầu; quá trình triển khai cần bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội đối với quy trình lập pháp và giám sát việc thực hiện pháp luật. Nội dung kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội phải rõ ràng, cụ thể, có tính thuyết phục cao; bảo đảm cơ sở lý luận và thực tiễn, khách quan, công khai, hiệu quả, thực chất và mang tính xây dựng, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 
Tối ưu hóa hiệu quả giám sát, phản biện xã hội 
Những năm qua, MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Riêng từđầu năm đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đãtổ chức 3 cuộc giám sát như: Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai đối với chủ tịch UBND cấp huyện năm 2022; Việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị của cử tri và việc thực hiện chương trình hành động của từng đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII từ năm 2021 đến nay; Việc thực hiện, giữ vững các tiêu chí của các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2022 và các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đây là những vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. 
Ông Nguyễn Quốc Thắng, Tổ phó Tổ đại biểu số 6 HĐND tỉnh chia sẻ: Thông qua hoạt động giám sát của MTTQ tỉnh, mỗi đại biểu sẽ nhìn nhận rõ hơn vai trò, trách nhiệm, những việc làm được và chưa làm được của mình để trong thời gian tới tiếp tục phát huy nhưng ưu điểm đã đạt được, tập trung khắc phục những hạn chế để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao. 
Qua hoạt động giám sát, đoàn giám sát đánh giá kết quả thực hiện các nội dung theo chuyên đề giám sát, xác định những tồn tại, vướng mắc và có văn bản kiến nghị các cơ quan liên quan xem xét giải quyết; đồng thời theo dõi thường xuyên và giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát. Do đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đề nghị mặt trận các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội phải bám sát kế hoạch, hướng dẫn của trung ương và tỉnh, đồng thời có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương nhằm tối ưu hóa hiệu quả giám sát, phản biện xã hội.
Giám sát, phản biện xã hội là một nhiệm vụ không mới nhưng cần điều chỉnh cách làm để đảm bảo nguyên tắc, đồng thời tăng cường tính hệ thống trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức thành viên. 
                                               Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng,
                                                  Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 62
accessibility Hôm qua: 92
account_circle Trong tháng: 275.308
account_box Trong năm: 23.931
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.251