Chuyện ba “doanh nhân” trẻ: Nàng mắm, chàng bún và… chú bóng!

Cập nhật lúc:   16:50:51 - 04/01/2018 Số lượt xem:   2807 Người đăng:   Administrator
“Nàng mắm” Nguyễn Thị Thúy Hằng đã là doanh nhân trẻ thành đạt với thương hiệu Nước mắm Mỹ Quang “Nàng mắm” Nguyễn Thị Thúy Hằng đã là doanh nhân trẻ thành đạt với thương hiệu Nước mắm Mỹ Quang
Chẳng liên quan gì nhau, mỗi người một nơi, một công việc, nhưng họ gặp nhau ở một điểm chung ..
Chẳng liên quan gì nhau, mỗi người một nơi, một công việc, nhưng họ gặp nhau ở một điểm chung là rất đam mê và dám đánh cược cả công việc, sự nghiệp tươi sáng mà nhiều bạn trẻ vẫn mơ ước để làm điều mình thích. Một cô nàng cử nhân kinh tế bỏ cả công việc với thu nhập cao để đi bán mắm nhà làm; một anh chàng công chức Nhà nước nghỉ ngang xương để có thời gian “phục dựng” và quảng bá món quê bún bắp; một giáo viên trẻ đầy tương lai rẽ ngang làm bong bóng nghệ thuật, trang trí… 

Nàng mắm Mỹ Quang

Nhiều đời làm nước mắm, thấu hiểu nỗi khổ của chính mình, ba mẹ và những người làng chài, nhiều người trẻ ở làng nước mắm Mỹ Quang (An Chấn, Tuy An), sau khi lớn lên, học hành hầu như đều cố tìm một nghề, cách kiếm tiền, làm giàu nhưng không phải từ con cá, con mắm. Vậy nhưng, có một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, năng lực từng kinh doanh hàng mỹ phẩm, làm trong công ty cao cấp, ăn trắng, mặc trơn nhưng cô từ bỏ để đi… bán mắm. Đó là Nguyễn Thị Thúy Hằng với biệt danh “Nàng mắm”, đang là chủ Cơ sở Nước mắm Mỹ Quang (chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh) và nhiều chi nhánh ở Hà Nội, các tỉnh thành.

Từ những con cá tươi rói đánh bắt ngoài biển đến những giọt nước mắm đỏ au chảy ra từ thùng ủ chượp là cả quá trình kỳ công mà nó đã in sâu vào ký ức tuổi thơ của Nàng mắm. Vậy nên khi cuộc sống hiện đại, con người phải “nhập” vào người bao nhiêu là thực phẩm bẩn, độc hại Thúy Hằng nghĩ ngay đến những thùng mắm ở quê nhà chỉ có cá và muối sau những tháng năm chượp cho ra những giọt nước mắm đỏ au, thơm lừng.

Đi bán mắm. Hằng quyết định một cách nhanh chóng và quả quyết. Tháng 9/2006 Hợp tác xã Nghề cá Mỹ Quang được thành lập, Nguyễn Thị Thúy Hằng mang thương hiệu nước mắm cá cơm truyền thống ở quê hương mình vào TP Hồ Chí Minh tiêu thụ, nhưng không thành, đành dừng lại tiếp tục đầu tư cho việc học và đi làm thuê cho các công ty lớn đề tích lũy kinh nghiệm. Năm 2015, Nàng mắm lại quyết định nghỉ việc tiếp tục quay trở lại công việc… bán mắm.

Lần này với kinh nghiệm và kiến thức đã học được, Nàng mắm hạ quyết tâm xây dựng lại thương hiệu “Nước mắm Mỹ Quang”. Cô cử nhân kinh tế, chuyên viên lập trình phần mềm không mấy khó khăn để xây dựng trang web marketing, bán hàng online. Nhưng công việc kinh doanh luôn không hề dễ, nhất là bán mắm truyền thống giữa thời buổi nước mắm công nghiệp và cạnh tranh với nhiều thương hiệu nước mắm truyền thống nổi tiếng khác. Không ít lần khiến Nàng mắm nản, muốn buông, nhưng nhớ về hình bóng lam lũ cha mẹ già, những người làm mắm chân chất với những thùng mắm và mùi đặc trưng ám cả vào người, ăn sâu vào trong tâm hồn, Nàng mắm lại tự động viên mình. Với thế mạnh là nước mắm sạch, chất lượng thơm ngon nước mắm Mỹ Quang đã dần chiếm cảm tình của người dùng.

Để tạo thương hiệu riêng, Nguyễn Thị Thúy Hằng, làm các thủ tục để cơ quan chức năng cấp chứng nhận sản phẩm an toàn, cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Tháng 4/2016, sản phẩm Nước mắm Mỹ Quang được Cục sở hữu Trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền. Sản phẩm Nước mắm Mỹ Quang được cấp chứng nhận “Vì người tiêu dùng - Thực phẩm sạch - Chất lượng cao - VietNam Top FOOD 2016”, “Thương hiệu - Uy tín - Chất lượng hàng đầu Việt Nam”.

“Vì sức khỏe cộng đồng”, Nước mắm Mỹ Quang đến nay đã phát triển mạnh tại thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố lân cận. Từ việc bán từng lít mắm lẻ, đến nay, cơ sở đã bán với số lượng gần cả nghìn lít mắm mỗi tháng. Nàng mắm Nguyễn Thị Thúy Hằng chia sẻ: “Những khó khăn ngày đầu bán mắm thật khó quên, trở thành ký ức, kỷ niệm đẹp để làm hành trang vững bước tiến tới. Mục tiêu phía trước của mình mở rộng cơ sở sản xuất, khẳng định thương hiệu “Nước mắm Mỹ Quang”, vực dậy làng mắm truyền thống quê mình, giúp ba mẹ và những người dân làng nghề đỡ hơn cơ cực. Vừa rồi, có một công ty đặt đơn hàng đến 15.000 lít mắm mỗi tháng, nhưng cơ sở mình chưa đủ năng lực đáp ứng”.

Sau nhiều năm gầy dựng thương hiệu và đi bán từng chai mắm lẻ cho khách hàng, giờ đây Nàng mắm Nguyễn Thị Thúy Hằng đã là doanh nhân trẻ thành đạt với thương hiệu Nước mắm Mỹ Quang và công việc kinh doanh khắm khá. Hiện, Nàng mắm Nguyễn Thị Thúy Hằng là Ủy viên Ban Chấp hành CLB Doanh nhân Phú Yên tại TP Hồ Chí Minh rất năng động với công tác hội và hoạt động xã hội.

Quân bún bắp

Sẽ rất bình thường nếu bún làm từ gạo, làm từ mì. Nhưng người dân ở vùng quê An Dân (Tuy An) có nghề truyền thống mà sản phẩm là món đặc sản lâu đời, đó là: Bún bắp. Bún làm từ những hạt bắp.

Để có được mẻ bún bắp, người làm phải rất nhọc công, mất nhiều thời gian và công đoạn. Trước tiên phải chọn bắp tẻ trồng ở đất thổ thì cọng bún mới có màu vàng tươi rực mắt. Hạt bắp được cho vào cối giã chung với mày cám để bóc phần mày trắng ở cuống. Khi bắp nát ra những hạt nhỏ (gạo bắp) được đem ra sàng sẩy loại bỏ cám mày, sau đó người ta mới đem “gạo bắp” ngâm nước chừng 30 phút. Gạo bắp được vớt ra đưa đi ủ 1 ngày đêm cho lên men chua rồi đem phơi ra nong cho ráo. Gạo bắp lên men được đem ngâm lại với nước cho mềm thêm và loại bỏ hết mùi chua mới cho vào cối quết thành bột. Bột bắp cho vào túi vải nén thành khối rồi cắt ra luộc lại chừng 15 phút trước khi quết nhuyễn lần cuối. Bột được nhồi lại với nước ấm, cho vào dụng cụ nặn đùn sợi, những sợi bún rơi vào nồi nước sôi nấu đến khi bún chín nổi lên mặt nước mới vớt ra bắt thành lọn khoanh tròn… Công phu là vậy nên giá thành của nó cao gấp 3 lần bún gạo. Nhưng quan trọng là bún bắp giữ được sự tinh chế và còn mang cả yếu tố “hồn quê”. Điều này lý giải vì sao món bún bắp An Dân càng đặc sắc!

Ngày trước, bún bắp được các mẹ nấu bún cá thác lác, tôm, sò đầm Ô Loan thậm chí nấu bún cá đồng hay chỉ đơn giản là ăn bún với mỡ hành, mắm ngon cũng trở thành “đại yến”.

Vậy mà thời gian làm bún bắp lãng quên, mai một, làng nghề trù phú bún bắp An Dân một thời đã trở thành ký ức của người lớn tuổi. Và đến một ngày, có một người thanh niên không đành lòng với nghề truyền thống và sản phẩm đặc sắc của làng nghề và bà nội, anh đã cất công tìm tòi công thức, nhờ bà Chín già, người duy nhất trong làng còn biết làm bún bắp để học và đầu tư dụng cụ để sản xuất bún bắp. Đó là anh Võ Tấn Quân, chủ quán cà phê Kent Bi (thị trấn Chí Thạnh) người góp công “hồi sinh” nghề làm bún bắp An Dân. “Mê món bún bắp từ nhỏ, muốn giữ nghề truyền thống, hương vị đặc sắc của nó nên tôi quyết tâm học nghề và tìm cách “hồi sinh”, phát triển món bún bắp quê nhà”, anh Quân nói đầy tâm huyết.

Đầu tư làm bún bắp, nhưng giá thành cao nên việc tiêu thụ không dễ, vậy là Quân dồn hết vốn liếng, vay mượn mở quán cà phê phục vụ ăn sáng với đặc sản bún bắp! Bún bắp là nguyên liệu dễ tính có thể kết hợp với nhiều thực phẩm để trở thành nhiều món hấp dẫn như: bún bắp xào bò, xào tim cật, bún bắp thịt nướng; bún bắp giò heo, bún bắp chả cá… Đơn giản nhất là món bún bắp xào mỡ hành (hoặc hẹ) chấm với nước mắm “rin” dằm ớt hiểm ăn kèm rau sống cũng thấy đã đời.

Không chỉ ngon bởi hương vị, màu sắc mà bún bắp còn là loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học gọi bắp là thực phẩm vàng vì lượng celluloza trong nó cao từ 4-10 lần so với gạo và các loại ngũ cốc khác, có tác dụng kích thích nhu động dạ dày ruột, giúp tiêu hóa. Hàm lượng lipid, tinh bột, đường trong bún bắp cao, nó có thể cung cấp 396 kcal/100g bún bắp; giàu khoáng chất, nhiều vitamin A và E giúp chống oxy hóa cho tế bào, phụ nữ ăn bún bắp nhiều rất tốt cho da, mắt. Bún bắp có giá trị phòng và chữa bệnh như giúp bài tiết mật, giảm bilirubin trong máu, có lợi cho tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, chống oxy hóa, lão hóa…

Quân bún bắp

Sẽ rất bình thường nếu bún làm từ gạo, làm từ mì. Nhưng người dân ở vùng quê An Dân (Tuy An) có nghề truyền thống mà sản phẩm là món đặc sản lâu đời, đó là: Bún bắp. Bún làm từ những hạt bắp.

Để có được mẻ bún bắp, người làm phải rất nhọc công, mất nhiều thời gian và công đoạn. Trước tiên phải chọn bắp tẻ trồng ở đất thổ thì cọng bún mới có màu vàng tươi rực mắt. Hạt bắp được cho vào cối giã chung với mày cám để bóc phần mày trắng ở cuống. Khi bắp nát ra những hạt nhỏ (gạo bắp) được đem ra sàng sẩy loại bỏ cám mày, sau đó người ta mới đem “gạo bắp” ngâm nước chừng 30 phút. Gạo bắp được vớt ra đưa đi ủ 1 ngày đêm cho lên men chua rồi đem phơi ra nong cho ráo. Gạo bắp lên men được đem ngâm lại với nước cho mềm thêm và loại bỏ hết mùi chua mới cho vào cối quết thành bột. Bột bắp cho vào túi vải nén thành khối rồi cắt ra luộc lại chừng 15 phút trước khi quết nhuyễn lần cuối. Bột được nhồi lại với nước ấm, cho vào dụng cụ nặn đùn sợi, những sợi bún rơi vào nồi nước sôi nấu đến khi bún chín nổi lên mặt nước mới vớt ra bắt thành lọn khoanh tròn… Công phu là vậy nên giá thành của nó cao gấp 3 lần bún gạo. Nhưng quan trọng là bún bắp giữ được sự tinh chế và còn mang cả yếu tố “hồn quê”. Điều này lý giải vì sao món bún bắp An Dân càng đặc sắc!

Ngày trước, bún bắp được các mẹ nấu bún cá thác lác, tôm, sò đầm Ô Loan thậm chí nấu bún cá đồng hay chỉ đơn giản là ăn bún với mỡ hành, mắm ngon cũng trở thành “đại yến”.

Vậy mà thời gian làm bún bắp lãng quên, mai một, làng nghề trù phú bún bắp An Dân một thời đã trở thành ký ức của người lớn tuổi. Và đến một ngày, có một người thanh niên không đành lòng với nghề truyền thống và sản phẩm đặc sắc của làng nghề và bà nội, anh đã cất công tìm tòi công thức, nhờ bà Chín già, người duy nhất trong làng còn biết làm bún bắp để học và đầu tư dụng cụ để sản xuất bún bắp. Đó là anh Võ Tấn Quân, chủ quán cà phê Kent Bi (thị trấn Chí Thạnh) người góp công “hồi sinh” nghề làm bún bắp An Dân. “Mê món bún bắp từ nhỏ, muốn giữ nghề truyền thống, hương vị đặc sắc của nó nên tôi quyết tâm học nghề và tìm cách “hồi sinh”, phát triển món bún bắp quê nhà”, anh Quân nói đầy tâm huyết.

Đầu tư làm bún bắp, nhưng giá thành cao nên việc tiêu thụ không dễ, vậy là Quân dồn hết vốn liếng, vay mượn mở quán cà phê phục vụ ăn sáng với đặc sản bún bắp! Bún bắp là nguyên liệu dễ tính có thể kết hợp với nhiều thực phẩm để trở thành nhiều món hấp dẫn như: bún bắp xào bò, xào tim cật, bún bắp thịt nướng; bún bắp giò heo, bún bắp chả cá… Đơn giản nhất là món bún bắp xào mỡ hành (hoặc hẹ) chấm với nước mắm “rin” dằm ớt hiểm ăn kèm rau sống cũng thấy đã đời.

Không chỉ ngon bởi hương vị, màu sắc mà bún bắp còn là loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học gọi bắp là thực phẩm vàng vì lượng celluloza trong nó cao từ 4-10 lần so với gạo và các loại ngũ cốc khác, có tác dụng kích thích nhu động dạ dày ruột, giúp tiêu hóa. Hàm lượng lipid, tinh bột, đường trong bún bắp cao, nó có thể cung cấp 396 kcal/100g bún bắp; giàu khoáng chất, nhiều vitamin A và E giúp chống oxy hóa cho tế bào, phụ nữ ăn bún bắp nhiều rất tốt cho da, mắt. Bún bắp có giá trị phòng và chữa bệnh như giúp bài tiết mật, giảm bilirubin trong máu, có lợi cho tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, chĐiều đáng nói ở đây là người có tâm huyết phục hồi nghề truyền thống làm bún bắp. Đang là cán bộ hợp đồng Ban quản lý các công trình hạ tầng huyện Tuy An, Võ Tấn Quân quyết định dành toàn bộ thời gian, tâm sức cho việc làm bún bắp và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. “Quán cà phê ăn sáng Kent Bi chỉ là nơi khởi đầu, tôi muốn bún bắp được phát triển mạnh hơn nữa, trở thành món ăn đặc sản của Tuy An giới thiệu đến du khách bạn bè và từ đây có thể phục hưng được một làng nghề truyền thống bị mai một”, Quân nói đầy tâm huyết.ống oxy hóa, lão hóa…

ành… bóng

Thành bóng, chú bóng… là nick name của chàng thanh niên quê An Mỹ (Tuy An) Hồ Xuân Thành. Nhưng không phải là “bóng” theo nghĩa giới tính thứ ba, mà nick name xuất phát từ công việc mà anh đang theo đuổi: bong bóng nghệ thuật.

Cái duyên đưa Thành đến với bong bóng nghệ thuật cũng rất tình cờ.

Sinh ra trong một gia đình nông dân, từ nhỏ Thành đã rất mê võ thuật và theo học võ Taekwondo ở một lớp học ban đêm do người cậu đứng lớp. Đam mê và có tố chất, lại được cậu huấn luyện tận tình, Thành lọt vào mắt xanh của HLV đội tuyển trẻ Taekwondo Phú Yên. Lên tuyển, Hồ Xuân Thành trở thành VĐV tiềm năng với nhiều hy vọng huy chương. Giải đấu lớn nhất mà Thành thi đấu là giải trẻ toàn quốc năm 2008 và anh đoạt HCV. Nhưng rồi Thành không theo nghiệp võ vì ba mẹ muốn con trai trở thành giáo viên, phần vì thích nghề giáo, phần đỡ phải lo tiền học phí trong hoàn cảnh làm nông, đông con. Hồ Xuân Thành thi đỗ vào Trường đại học Sư phạm TDTT (TP Hồ Chí Minh). Ra trường, Thành xin vào dạy một Trường THPT tỉnh Bình Dương. Được gần một năm, với đồng lương giáo viên thể dục ít ỏi, trong lúc em gái đang vào đại học, ba mẹ không đủ tài chính, Thành nhớ lại “nghề cũ”, công việc đã từng giúp Thành tự bươn chải nuôi sống bản thân trong suốt hơn 4 năm đại học giữa Sài Gòn: Bán bong bóng!

Sinh viên xa quê luôn chuyên cần làm việc để trang trải cuộc sống, Thành cũng thế. Cái duyên đến với bong bóng khi Thành tình cờ đi làm về ngang công viên nghỉ mệt, thấy những người bán bong bóng dạo với nhiều hình thù, trẻ con mua khá đông. Hỏi thăm công việc thì biết mỗi ngày bán bong bóng như vậy kiếm cũng khá, muốn theo học nghề phải mất 3 triệu. Sinh viên tiền không dính túi, Thành lên mạng mày mò tự học. Có năng khiếu cùng sở thích, quyết tâm, sau 3 ngày vừa “ngâm cứu” vừa thực hành với 200.000 tiền mua bong bóng, Thành đã ra nghề đứng bán ở công viên. Ngày ít nhất thu nhập cũng được 300.000 đồng. Thu nhập quá ổn với sinh viên vừa học vừa làm!

Vừa làm, vừa mày mò học thêm trên mạng và tự sáng tạo và Thành may mắn được gặp một nghệ sĩ đường phố người Hàn Quốc chính hiệu đã nhiệt tình truyền hết bí quyết của mình cho chàng sinh viên nghèo mê bong bóng nghệ thuật. “Vậy sau khi tốt nghiệp đại học, em có được tấm bằng sự phạm thể dục và một “chứng chỉ” nghề bong bóng nghệ thuật và biểu diễn đường phố”, Thành nói vui.

Khá vững nghề, cùng với kỹ năng làm ảo thuật, dẫn chương trình Thành quyết định ra mở tiệm, làm chủ cửa hàng trang trí bong bóng nghệ thuật phục vụ tiệc cưới, sinh nhật kiêm vai chú hề và người dẫn chương trình. Công việc thuận lợi ở TP Hồ Chí Minh, Thành tiếp tục mở thêm một cơ sở ở Bình Dương và hiện nay đang về quê nhà để mở cửa hàng bong bóng nghệ thuật trang trí. Hiện tại, một show trang trí tiệc cưới bình quân từ 2,5 triệu – 5 triệu; tiệc sinh nhật từ 1,5 triệu – 2 triệu bao luôn cả bánh kem và người dẫn chương trình hoạt náo. Mỗi cửa hàng của Thành có khoảng 5 nhân viên vừa học vừa làm, đến mùa cưới thì chạy bở hơi tai còn sinh nhật, nhất là các cháu nhỏ thì liên tục không kịp chạy. Hồ Xuân Thành chia sẻ: “Nghề bong bóng nghệ thuật không được dạy trường lớp, người gắn bó với nó phải đam mê và không ngừng sáng tạo. Từ cách thổi bong bóng bằng miệng (có thể thay thế bằng ống bơm) cho đến việc “nắn” thành những hình hài ngộ nghĩnh bất kỳ theo yêu cầu của khách hàng. Nhưng đó cũng chưa phải là “cảnh giới” cao nhất mà bong bóng nghệ thuật còn biến tấu muôn hình vạn trạng và người điều khiển nó là một nghệ sĩ. Có điều nghệ sĩ làm công việc này luôn gắn với nick name rất dễ hiều lầm… bóng”

Chú bóng Hồ Xuân Thành đang ấp ủ dự án lớn hơn đó là sẽ mở hẳn show room bong bóng nghệ thuật kết hợp với chuỗi dịch vụ tiệc cưới như trang điểm, cho thuê dịch vụ…

TIẾN SĨ NGUYỄN PHÚ ĐÔNG HÀ, VIỆN QUẢN TRỊ VÀ TÀI CHÍNH – IFA (TP HỒ CHÍ MINH)

Chọn cách khởi nghiệp phù hợp sẽ là đòn bẫy mạnh để tiến lên trên con đường phía trước. Tôi rất ấn tượng với các bạn trẻ trong bài viết này khi chọn cách khởi nghiệp bằng chính niềm đam mê và công việc gần gũi, truyền thống mà mình đã từng trải nghiệm. Những suy nghĩ có trách nhiệm với quê hương, gia đình và chính đam mê của bản thân sẽ giúp các bạn có động lực, niềm tin và thành công trong công việc phát triển kinh doanh. Với tính cách cần cù, thông minh, sáng tạo của con người Việt Nam nói chung, Phú Yên nói riêng, những “doanh nhân” trẻ này đang có những bước đi đúng hướng
Link 
 ​QUỲNH MAI
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 71
accessibility Hôm qua: 64
account_circle Trong tháng: 310.538
account_box Trong năm: 40.203
supervisor_account Tổng truy cập: 3.180.523