Từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 3 năm 2017, tại các địa điểm Trường THCS Trần Hưng Đạo, huyện Đông Hòa;
Từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 3 năm 2017, tại các địa điểm Trường THCS Trần Hưng Đạo, huyện Đông Hòa; Trường THPT Nguyễn Thái Bình, huyện Đồng Xuân và Trường THCS Trần Phú, huyện Sông Hinh, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 2 (2016-2017) đã tổ chức tuyên truyền Thể lệ, Kế hoạch Cuộc thi, thu hút hàng ngàn lượt học sinh, thanh, thiếu niên và nhi đồng ở các địa phương tham dự.
Chia sẻ với chúng tôi về nội dung triển khai Cuộc thi lần thứ 2, ThS. Nguyễn Hoài Sơn – Chủ tịch Liên hiệp Hội, Trưởng BTC Cuộc thi cho biết: Theo kế hoạch, Cuộc thi Sang tao Thanh, Thiêu niên va Nhi đông cấp tỉnh lần thứ 2 (2016-2017) đươc phat đông tư thang 10/2016 tại thành phố Tuy Hòa; tuy nhiên, để Cuộc thi thu hút nhiều đối tượng ở các vùng miền trên địa bàn tỉnh tham gia, nhất là các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Ban Tổ chức quyết định chọn thêm ba địa điểm tại các huyện: Đông Hòa, Đồng Xuân và Sông Hinh, nhằm triển khai sâu rộng Thể lệ và kế hoạch tổ chức Cuộc thi tại cơ sở. Đây là điểm mới so với Cuộc thi lần thứ 1 (2015-2016). Thời han chot nôp hô sơ dư thi la trươc ngay 15/6/2017. Cuộc thi dành cho tất cả thanh, thiếu niên và nhi đồng trong độ tuổi từ 6 đến 19 tuổi đang sinh sống, lao động, học tập trên địa bàn tỉnh. Thí sinh dự thi ở 5 lĩnh vực gồm: Đồ dùng dành cho học tập; phần mềm tin học; sản phẩm thân thiện với môi trường; các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế… Hiện tại, Ban Tổ chức Cuộc thi tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh về Cuộc thi trên các phương tiện truyền thông đại chúng; các diễn đàn khoa học, góp phần phổ biến rộng rãi phong trào lao động sáng tạo đến với các em thanh, thiếu niên và nhi đồng nhất là các em ở miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Những yêu cầu và tiêu chí đánh giá đối với giải pháp dự thi phải có tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học và có khả năng áp dụng. Giải pháp Sáng tạo dự thi yêu cầu bắt buộc có mô hình. Mô hình, sản phẩm dự thi được thực hiện theo đúng ý tưởng của người dự thi. Mô hình, sản phẩm dự thi được làm từ nguyên, vật liệu sẵn có tại địa phương, trong nước, khuyến khích sử dụng các “phế liệu“ trong sinh hoạt gia đình, học tập, trường lớp, sản xuất để làm ra vật dụng, các mô hình hữu ích, dụng cụ đa năng, các thiết bị máy móc, rô bốt, thiết bị tự động hóa, mô hình thông minh, sản phẩm tin học… Mô hình, sản phẩm kèm bản thuyết minh và hình ảnh. Bản thuyết minh phải nêu rõ ý tưởng sáng tạo, phương pháp tiếp cận, vật liệu chế tạo, cách sử dụng, vận hành, tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng vào thực tiễn.
Về cơ cấu giải thưởng, Cuộc thi ST.TTN-NĐ lần thứ 2 (2016-2017) có 27 giải thưởng, gồm 02 giải Nhất trị giá 6.000.000 đồng/giải; 05 Giải Nhì trị giá 4.000.000 đồng/giải; 10 Giải Ba trị giá 2.000.000 đồng/giải và 15 Giải Khuyến khích trị giá 1.000.000 đồng/giải. Tùy theo số lượng giải pháp Sáng tạo dự thi đạt giải ở các lĩnh vực dự thi, Ban Tổ chức điều chỉnh cơ cấu giải thưởng phù hợp. Ngoài tiền thưởng, các tác giả đạt giải cao tại Cuộc thi còn được Ban Tổ chức Cuộc thi đề nghị UBND Tỉnh tặng Bằng khen, Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh tặng Bằng khen, đồng thời Ban Tổ chức tuyển chọn gửi tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc lần thứ 13 (2016-2017). Các tác giả tham dự Cuộc thi không đạt giải nhưng giải pháp có nhiều triển vọng và đầu tư nhiều công sức được Ban Tổ chức Cuộc thi trao giấy chứng nhận và tặng phẩm.
Được biết, trong Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 1 (2015-2016), BTC đã tiếp nhận trên 100 mô hình, sản phẩm thuộc các lĩnh vực dự thi tham gia vòng sơ khảo, cụ thể như sau: Huyện Tây Hòa 23 thí sinh tham gia với 12 giải pháp, huyện Đông Hòa có 24 thí sinh tham gia với 15 giải pháp, huyện Phú Hòa có 17 thí sinh tham gia với 10 giải pháp, thành phố Tuy Hòa 3 thí sinh tham gia với 2 giải pháp, huyện Tuy An 6 thí sinh tham gia với 3 giải pháp, huyện Sơn Hòa 3 thí sinh tham gia với 3 giải pháp, thị xã Sông Cầu 1 giải pháp với 1 thí sinh tham gia, huyện Sông Hinh 2 thí sinh tham gia với 2 giải pháp... Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tiếp nhận 57 giải pháp từ Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật do Sở tổ chức. Ban Thư ký đã lựa chọn mô hình, giải pháp gửi tham gia dự thi đúng tiêu chí Thể lệ và tham mưu Ban Tổ chức thành lập Hội đồng giám khảo chấm vòng chung khảo. Hội đồng chấm chung khảo làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, khách quan, công tâm, đã lựa chọn các mô hình sản phẩm tiêu biểu, có ý tưởng sáng tạo, khả năng áp dụng trong thực tế phù hợp với tư duy sáng tạo của lứa tuổi các em để trao giải. Kết quả có 35 giải pháp được trao giải thưởng gồm: 01 giải Nhất, 04 giải Nhì, 17 giải Ba, 13 giải Khuyến khích.
Một số giải pháp tiêu biểu tham dự Cuộc thi cấp tỉnh lần thứ 1 (2015-2016) đạt giải cao như: Máy diệt muỗi đa năng của nhóm tác giả Cao Hòa Vũ, Huỳnh Thị Ngân, học sinh Trường THCS Hòa An, huyện Phú Hòa là giải pháp đạt giải Nhất Cuộc thi cấp Tỉnh và đạt giải Ba Cuộc thi Toàn quốc. Mục đích của giải pháp Sáng tạo này nhằm bắt muỗi, hạn chế bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh lây từ muỗi và côn trùng.
Giải pháp Tủ sấy quần áo tiện ích của nhóm tác giả Trân Thi Kim Hiêu và Pham Ngoc Hiêu, ở xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa đạt giải Nhì. Chiếc tủ sấy tiện ích xư li đươc quân ao ươt mơi giăt xong, âm mốc nhanh chóng khô rao ma không phai mât nhiều thơi gian ngôi sây, đặc biệt giải pháp này khi tạo ra sản phẩm hàng hóa chi phí thấp, giá thành hạ giúp cho mọi hộ gia đình đều có thể mua và sử dụng.
Giải pháp Chung tay bảo vệ môi trường của tác giả Trịnh Đăng Dương ở xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa đạt giải Nhì là đoạn phim tuyên truyền đã đem lại một số kết quả như: Các bạn học sinh hiểu về thực trạng môi trường sống của chúng ta hiện nay. Các bạn có ý thức hơn về bảo vệ môi trường, biết làm sạch, đẹp trường, lớp, không vứt rác bừa bãi, sử dụng tiết kiệm nước, trồng cây quanh trường.... Các bạn có niềm đam mê khám phá khoa học kĩ thuật thông qua bộ môn tin học ở nhà trường.
Giải pháp Đèn học thân thiện của nhóm tác giả Nguyễn Phương Uyên, Trương Hoàng Châu Linh, Đỗ Thanh Lĩnh, đạt giải Ba. Đèn học thân thiện được làm bằng tre có độ bền, độ sáng không gây đau mắt và rất gần gũi, thân thiện với lứa tuổi học sinh. Giá thành rất thấp, dễ chế tạo và áp dụng rộng rãi.
Giải pháp Phần mềm ListenHear của Huỳnh Trần Khanh ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa đạt giải Ba, phần mềm này nhằm giúp học sinh cải thiện khả năng nghe tiếng Anh, giúp phát âm chuẩn tiếng Anh và có thể xem những chương trình tiếng Anh trên tivi. Hoặc người sử dụng có thể mở rộng nội dung bằng cách thêm bài luyện nghe...
Qua tổng hợp các giải pháp dự thi cho thấy từ những ước mơ, khát vọng giải quyết các yêu cầu đòi hỏi của việc học tập, sinh hoạt và cuộc sống thường ngày, các tác giả đã tận dụng những vật liệu phế thải làm ra các mô hình như trên và hầu hết các giải pháp được các em quan tâm đến môi trường sống và môi trường học tập của các em. Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được từ Cuộc thi Sáng tạo trong Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng cấp tỉnh lần thứ 1 (2015-2016), người viết bài này tin tưởng Cuộc thi Sáng tạo trong Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng cấp tỉnh lần thứ 2 (2016-2017), sẽ thu hút sự hưởng ứng, tham gia tích cực của thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn tỉnh. Cuộc thi thực sự là sân chơi bổ ích, trí tuệ, nơi chắp cánh những ước mơ sáng tạo, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu đẹp, phồn vinh.
Link
THÙY TRANG