Mỗi sản phẩm ra đời được tạo ra từ tâm huyết của từng cá nhân cùng sự đồng thuận của cả tập thể. Cùng với đó, các HTX cũng đang nỗ lực để sản phẩm được hòa nhập và có chỗ đứng trên thị trường.
Quyết tâm cao
Mô hình trồng ớt chỉ thiên và sản phẩm tương ớt Đồng Cam của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội (huyện Phú Hòa) đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trồng ớt ở xã Hòa Hội. Đây là kết quả của sự nỗ lực nghiên cứu và quá trình đầu tư của giám đốc cùng các thành viên HTX.
Ông Phạm Tấn Thơ, Giám đốc HTX này chia sẻ: Nhiều năm qua, HTX luôn trăn trở với việc tìm cây trồng phù hợp thổ nhưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Cây sen, cây khóm, dừa, cam… không phải thế mạnh ở đây và đều đã được các HTX, địa phương khác đầu tư.
Tôi quyết định tìm tới cây gia vị và chọn cây ớt bởi văn hóa ẩm thực của người miền Trung không thể thiếu. Ớt là cây trồng phổ biến trong mỗi gia đình. Để trồng ớt mang lại hiệu quả kinh tế, HTX quyết định trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới nông nghiệp sạch.
“Ở Phú Yên, ớt rộ vụ có giá 5.000- 10.000 đồng/kg, bà con hòa vốn. Nhưng vào mùa mưa (kéo dài từ 4-6 tháng) sản lượng ớt thấp, giá lúc đó lên tới 20.000 đồng/kg là có lãi. Tôi tìm tới HTX Cộng đồng Mường Khương ở tỉnh Lào Cai để học hỏi mô hình liên kết giá trị trên cây ớt. Dùng ớt lúc rẻ để tiêu thụ lúc đắt chỉ có cách chế biến thành sản phẩm tương ớt. HTX thu mua ớt cho bà con để chế biến tương ớt thì bà con mới không lo mất giá khi được mùa”, ông Thơ nói.
Ông Thơ cũng chia sẻ thêm: HĐQT HTX làm đề án phát triển cây ớt chỉ thiên theo chuỗi giá trị và được sự đồng thuận của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý như UBND huyện Phú Hòa, Sở NN&PTNT… Nhờ đó, HTX xây dựng được mã vùng trồng, mở rộng diện tích sản xuất từ 20ha lên 50ha. HTX đang tiếp tục xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc chế biến sẵn sàng đưa sản phẩm tương ớt Đồng Cam vào thị trường. Chúng tôi chỉ mong sản phẩm được thị trường đón nhận để bà con trồng ớt có thêm kênh tiêu thụ nông sản ổn định.
Cũng giống như HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội, để đưa nông sản trở thành sản phẩm hàng hóa trên thị trường, các HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Din, HTX Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Đồng, HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Xuân Sơn Nam… đều trải qua quá trình quyết tâm từ cá nhân và tập thể.
Theo ông Nguyễn Hoàng Chương, Giám đốc HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Din, quá trình từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ cần thời gian, vốn và phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Chỉ có người có tâm huyết cùng sự đồng cam cộng khổ của từng cá nhân trong tập thể mới cho ra đời sản phẩm. Có sản phẩm, HTX lại bước vào một giai đoạn thử thách mới, đó là củng cố khả năng tồn tại trên thị trường.
Nhiều hoạt động ý nghĩa
“Để sản phẩm của HTX mang ý nghĩa nhất định với cộng đồng, ngoài việc đa dạng sản phẩm, HTX còn gắn sản phẩm với các hoạt động xã hội. Điển hình các hoạt động bảo vệ môi trường như tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ, trồng cây cải tạo đất… Từ ngày 16/11/2024, HTX phối hợp với Công ty CP Môi trường đô thị Phú Yên tổ chức hoạt động “Đổi vỏ chai nhựa - tặng 1.000 chai nước rửa chén sinh học”. Sau 2 ngày, HTX đã thu gom được hơn 10.000 vỏ chai nhựa và lon các loại. Chai nhựa sau thu gom, HTX tái chế đóng chai cho sản phẩm nước tẩy rửa sinh học. Tuy nhiên, mục đích lớn hơn của HTX là góp phần nâng cao ý thức người dân trong hoạt động thu gom tái chế rác thải sinh hoạt, giảm rác thải nhựa, từng bước hình thành lối sống xanh, bảo vệ môi trường. Cùng với đó, một phần lợi nhuận từ hoạt động này được dùng để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương, tạo ra giá trị kết nối cộng đồng...”, Giám đốc HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Din chia sẻ thêm.
Mỗi sản phẩm ra đời được tạo ra từ tâm huyết của từng cá nhân cùng sự đồng thuận của cả tập thể. Cùng với đó, các HTX cũng đang nỗ lực để sản phẩm được hòa nhập và có chỗ đứng trên thị trường.
Quyết tâm cao
Mô hình trồng ớt chỉ thiên và sản phẩm tương ớt Đồng Cam của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội (huyện Phú Hòa) đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trồng ớt ở xã Hòa Hội. Đây là kết quả của sự nỗ lực nghiên cứu và quá trình đầu tư của giám đốc cùng các thành viên HTX.
Ông Phạm Tấn Thơ, Giám đốc HTX này chia sẻ: Nhiều năm qua, HTX luôn trăn trở với việc tìm cây trồng phù hợp thổ nhưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Cây sen, cây khóm, dừa, cam… không phải thế mạnh ở đây và đều đã được các HTX, địa phương khác đầu tư.
Tôi quyết định tìm tới cây gia vị và chọn cây ớt bởi văn hóa ẩm thực của người miền Trung không thể thiếu. Ớt là cây trồng phổ biến trong mỗi gia đình. Để trồng ớt mang lại hiệu quả kinh tế, HTX quyết định trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới nông nghiệp sạch.
“Ở Phú Yên, ớt rộ vụ có giá 5.000- 10.000 đồng/kg, bà con hòa vốn. Nhưng vào mùa mưa (kéo dài từ 4-6 tháng) sản lượng ớt thấp, giá lúc đó lên tới 20.000 đồng/kg là có lãi. Tôi tìm tới HTX Cộng đồng Mường Khương ở tỉnh Lào Cai để học hỏi mô hình liên kết giá trị trên cây ớt. Dùng ớt lúc rẻ để tiêu thụ lúc đắt chỉ có cách chế biến thành sản phẩm tương ớt. HTX thu mua ớt cho bà con để chế biến tương ớt thì bà con mới không lo mất giá khi được mùa”, ông Thơ nói.
Ông Thơ cũng chia sẻ thêm: HĐQT HTX làm đề án phát triển cây ớt chỉ thiên theo chuỗi giá trị và được sự đồng thuận của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý như UBND huyện Phú Hòa, Sở NN&PTNT… Nhờ đó, HTX xây dựng được mã vùng trồng, mở rộng diện tích sản xuất từ 20ha lên 50ha. HTX đang tiếp tục xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc chế biến sẵn sàng đưa sản phẩm tương ớt Đồng Cam vào thị trường. Chúng tôi chỉ mong sản phẩm được thị trường đón nhận để bà con trồng ớt có thêm kênh tiêu thụ nông sản ổn định.
Cũng giống như HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội, để đưa nông sản trở thành sản phẩm hàng hóa trên thị trường, các HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Din, HTX Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Đồng, HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Xuân Sơn Nam… đều trải qua quá trình quyết tâm từ cá nhân và tập thể.
Theo ông Nguyễn Hoàng Chương, Giám đốc HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Din, quá trình từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ cần thời gian, vốn và phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Chỉ có người có tâm huyết cùng sự đồng cam cộng khổ của từng cá nhân trong tập thể mới cho ra đời sản phẩm. Có sản phẩm, HTX lại bước vào một giai đoạn thử thách mới, đó là củng cố khả năng tồn tại trên thị trường.
Nhiều hoạt động ý nghĩa
“Để sản phẩm của HTX mang ý nghĩa nhất định với cộng đồng, ngoài việc đa dạng sản phẩm, HTX còn gắn sản phẩm với các hoạt động xã hội. Điển hình các hoạt động bảo vệ môi trường như tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ, trồng cây cải tạo đất… Từ ngày 16/11/2024, HTX phối hợp với Công ty CP Môi trường đô thị Phú Yên tổ chức hoạt động “Đổi vỏ chai nhựa - tặng 1.000 chai nước rửa chén sinh học”. Sau 2 ngày, HTX đã thu gom được hơn 10.000 vỏ chai nhựa và lon các loại. Chai nhựa sau thu gom, HTX tái chế đóng chai cho sản phẩm nước tẩy rửa sinh học. Tuy nhiên, mục đích lớn hơn của HTX là góp phần nâng cao ý thức người dân trong hoạt động thu gom tái chế rác thải sinh hoạt, giảm rác thải nhựa, từng bước hình thành lối sống xanh, bảo vệ môi trường. Cùng với đó, một phần lợi nhuận từ hoạt động này được dùng để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương, tạo ra giá trị kết nối cộng đồng...”, Giám đốc HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Din chia sẻ thêm.
Theo Liên minh HTX tỉnh, HTX nỗ lực xây dựng sản phẩm thương mại với mong muốn cùng nông dân giải bài toán tìm đầu ra bền vững cho nông sản. Cho đến nay, về cơ bản những nỗ lực của từng cá nhân và cả HTX được ghi nhận, khi mà qua đó góp phần thay đổi nhận thức của người dân về mô hình HTX, chấp nhận sự tồn tại hiệu quả của mô hình HTX kiểu mới trong giai đoạn phát triển mới. |
Nguồn: Báo Phú Yên