Khoa học & Công nghệ Khoa học & Công nghệ

Sự nhầm lẫn nguy hiểm trong thực hiện nhiệm vụ khoa học

Cập nhật lúc:   08:05:17 - 23/08/2018 Số lượt xem:   878 Người đăng:   Administrator
Một cuộc hội thảo triển khai nhiệm vụ KHCN do LHH Sơn La tổ chức Một cuộc hội thảo triển khai nhiệm vụ KHCN do LHH Sơn La tổ chức
Ở nhiều tỉnh, thành phố ( gọi chung là tỉnh) đang có sự nhẫm lẫn trong xác định nhiệm vụ đề tài, dự án, đề án KHCN cấp tỉnh, xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh, xét tặng giải thưởng KHCN cấp tỉnh.
Xác định nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh

Xác định nhiệm vụ KHCN hàng năm là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng nhất, đây là khâu xem xét quyết định chủ trương đầu tư, tức là quyết định danh mục nhiệm vụ gồm những đề tài, dự án, đề án nào, cơ cấu các lĩnh vực, các ngành ra sao. Chủ trương đầu tư đúng sẽ quyết định rất lớn đến hiệu quả đầu tư, ngược lại hiệu quả thấp, thậm chí không hiệu quả. Việc xác định danh mục nhiệm vụ KHCN được thực hiện thông qua Hội đồng tư vấn. Công việc của Hội đồng là lựa chọn danh mục, chuẩn xác tên, mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm của từng nhiệm vụ. Vì vậy, chất lượng danh mục nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh phụ thuộc rất lớn vào sự đánh giá, lựa chọn khách quan, khoa học của Hội đồng. 

Nhưng hiện nay cũng còn nhiều tỉnh nhầm lẫn. Đó là những tỉnh theo “truyền thống” thành lập ba Hội đồng tư vấn theo ba khối: Khối các ngành nông lâm nghiệp, Khối các ngành công nghiệp, xây dựng, tài nguyên môi trường, công nghệ thông tin và các ngành khác, Khối các ngành xã hội.

Tổ chức hội đồng theo khối nhiều ngành KHCN cấp I, nhiều lĩnh vực KHCN  nói trên  là quá  rộng, không  thể bảo đảm cơ cấu thành viên theo quy định; số lượng hồ sơ mỗi khối quâ nhiều( hàng chục cái) vượt quá khả năng hiểu biết của các thành viên hội đồng, trong khi thời gian làm việc của hội đồng thường chỉ có 01 buổi. Điều đáng nói nhất là thành phần ủy viên phản biện, nhiều tỉnh quyết  định mỗi hội đồng tư vấn  phản biện chung và Hội đồng tiến hành xác định nhiệm vụ ngay từ phiên họp đầu tiên. Dẫn đến một ủy viên phản biện( chỉ am hiểu sâu 1 ngành ) lại đi phán (nhận xét, đánh giá) cho hàng chục hồ sơ của hàng loạt ngành, lĩnh vực KHCN  khác nhau. Có thể nói, đây là sự nhầm lẫn nguy hiểm, làm cho chất lượng, sự chính xác trong lựa chọn danh mục, xác định tên, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, dự kiến sản phẩm KHCN của từng nhiệm vụ đặt hàng bị ảnh hưởng lớn.

Việc đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KHCN và tổ chức Hội đồng tư vấn xác định danh mục, nhà nước ( trực tiếp là Bộ KHCN) không quy định bắt buộc mấy đợt trong năm. Nhưng thực tế, việc này được Bộ KHCN và  các Bộ, Ngành TW từ trước đến nay đều tổ chức làm nhiều đợt (2-4 đợt) trong năm. Một số tỉnh cũng vận dụng như vậy, tuyển chọn đợt này chưa đủ số lượng thì tuyển chọn tiếp đợt sau, không hạ thấp tiêu chuẩn dẫn đến, ngoài số nhiệm vụ thực sự cần thiết, xứng đáng đầu tư, thì không  ít nhiệm vụ đành phải chọn cho đủ số lượng ( đã được ấn định trước). Đây chưa phải là sự nhầm lẫn, nhưng cũng cần được các địa phương cân nhắc điều chỉnh.

Xét đề tài khoa học/sáng kiến phục vụ thi đua khen thưởng

Rất nhiều danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và danh hiệu vinh dự (từ  Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở đến Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Bằng khen Thủ tướng, Huân chương lao động,  danh hiệu Nhà giáo, danh hiệu Thầy thuốc…) đều đòi hỏi điều kiện sáng kiến/đề tài.( Trừ trường hợp có thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc mới không đòi hỏi sáng kiến/đề tài).

Điều kiện sáng kiến/đề tài được quy định tại Luật TĐKT, Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Theo đó,  sáng kiến/đề tài phải được áp dụng, mang lại hiệu quả thiết thực, phạm vi áp dụng và mức độ ảnh hưởng phải tương ứng với danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng( cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp bô ngành, cấp toàn quốc). Nhưng các tỉnh vận dụng rất khác nhau, không ít tỉnh đã có sự nhầm lẫn. 

Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh là nghiên cứu ứng dụng, hầu như không có nghiên cứu cơ bản. Sự nhầm lẫn ở đây là địa phương đã không căn cứ vào phạm vi, hiệu quả ứng dụng, tầm ảnh hưởng của đề tài sau khi được nghiệm thu, mà  lấy mức xếp hạng của đề tài ở thời điểm nghiệm thu.  Mức “Đạt” thì xét TĐKT cấp cơ sở. Mức “Khá” trở lên thì xét danh hiệu TĐKT cấp tỉnh và  đề nghị xét TĐKT cấp toàn quốc.( Mặc dù, mấy năm gần đây, nghiệm thu đề tài không còn chấm điểm và xếp theo 4 hạng: Không đạt, Đạt, Khá, Xuất sắc, mà bỏ phiếu xếp theo 3 mức: Không đạt, Đạt, Xuất sắc).

Sự nhầm lẫn trong xét sáng kiến còn biểu hiện rõ hơn, đó là chồng chéo với xét công nhận sáng kiến. Theo Nghị định và Thông tư của Nhà nước  thì sáng kiến phát sinh ở đâu do Thủ trưởng đơn vị ở đó thành lập hội đồng xét công nhận trên cơ sở đánh giá đánh giá tính mới,  hiệu quả  áp dụng hoặc áp dụng thử, triển vọng… Sáng kiến có giá trị bản quyền và được hưởng thù lao khi áp dụng (đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh). Không có sáng kiến cấp tỉnh, cấp toàn quốc.

Việc xét sáng kiến theo hệ thống TĐKT là xét phạm vi, hiệu quả ứng dụng, tầm ảnh hưởng của sáng kiến sau khi  được cơ sở công nhận. Nhưng không ít tỉnh đã tổ chức hội đồng đánh giá lại tính mới, khả năng và hiệu quả áp dụng  sáng kiến ở tầm “cấp tỉnh” bằng biểu điểm, thang điểm rất phức tạp, mỗi đợt kéo dài  hàng tuần. Cuối cùng  UBND tỉnh ra quyết định công nhận “sáng kiến cấp tỉnh”. Đúng ra, địa phương định ra tiêu chí phạm vi ứng dụng và tầm ảnh hưởng  của sáng kiến là có thể xét  được. Và giấy chứng nhận là chứng nhận phạm vi ảnh hưởng( cấp tỉnh, cấp toàn quốc) của sáng kiến( sáng kiến đã được cơ sở chứng nhận và áp dụng), chứ không chứng nhận sáng kiến cấp tỉnh, sáng kiến cấp toàn quốc. 

Xét tặng giải thưởng KHCN cấp tỉnh 

Nhiều địa phương nhầm lẫn về điều kiện của công trình khoa học và ủy viên phản biện, điều kiện công trình KHCN được quy định tại Nghị định của Chính phủ về giải thưởng KHCN các cấp.

Theo đó, một trong những điều kiện cơ bản của công trình được xét tặng giải thưởng  KHCN cấp tỉnh là Công trình được công bố ít nhất 1 năm “hoặc” ứng dụng ít nhất 1 năm. Quy định này gây hiểu nhầm cho rằng tất cả các nhóm công trình chỉ cần đáp ứng một trong hai yêu cầu.

Ngoài Nghị định,Thông tư và các biểu mẫu hướng dẫn hồ sơ thì mới hiểu đúng nội hàm là áp dụng một trong hai điều kiện phù hợp với từng nhóm công trình. Công trình nghiên cứu khoa học thì yêu cầu công bố là bắt buộc, còn “ứng dụng” được khuyến khích; Ngược lại công trình nghiên cứu, phát triển công nghệ và công trình ứng dụng công nghệ thì yêu cầu ứng dụng là bắt buộc, còn “công bố” được khuyến khích. Những tỉnh áp dụng chung một trong hai điều kiện cho ba nhóm công trình là không đúng, lẫn lộn và là hạ thấp yêu cầu. 

Đối với Hội đồng xét tặng giải thưởng KHCN cấp tỉnh, nhiều địa phương cũng có sự nhầm lẫn tương tự như Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KHCN. Cụ thể là khi quyết định thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng KHCN đã đưa danh tính 02 ủy viên phản biện vào danh sách. Như vậy không đúng với quy định của Thông tư 31 là Hội đồng các cấp phải có 02 ủy viên phản biện cho mỗi công trình. 

Sự nhầm lẫn này là sự nhầm lẫnkhó chấp nhận, buộc một ủy viên phản biện phải nhận xét, đánh giá cho hàng chục công trình xét tặng giải thưởng  thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều ngành KHCN khác nhau. Dẫn đến số phận cuả các công trình xét tặng giải thưởng cao nhất ở địa phương không tránh khỏi sự đánh giá cảm tính từ phía ủy viên phản biện. 
 
Tác giả bài viết: Phan Đức Ngữ (LHH Sơn La)
Nguồn: www.vusta.vn ngày 21/8/2018
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 1
accessibility Hôm qua: 93
account_circle Trong tháng: 275.446
account_box Trong năm: 24.069
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.389