Khoa học & Công nghệ Khoa học & Công nghệ

Nhiều cơ hội nghề nghiệp trong thời đại 4.0

Cập nhật lúc:   14:59:33 - 20/02/2020 Số lượt xem:   508 Người đăng:   Administrator
Kỹ thuật xây dựng là một trong những ngành học thu hút nhiều sinh viên theo học tại Trường đại học Xây dựng Miền Trung. Ảnh: THÚY HẰNG Kỹ thuật xây dựng là một trong những ngành học thu hút nhiều sinh viên theo học tại Trường đại học Xây dựng Miền Trung. Ảnh: THÚY HẰNG
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng là người học có đủ khả năng để nắm bắt, thích nghi với những cơ hội mà ngành nghề đó mang lại hay không.
Đa dạng hóa ngành nghề 
 
Thị trường lao động trong kỷ nguyên 4.0 được dự báo sẽ có nhiều sự thay đổi khi công nghệ được ứng dụng rộng rãi vào nhiều ngành nghề. Điều này đồng nghĩa trong tương lai không xa, nhiều công việc hiện tại có thể không còn, nhưng đi kèm theo đó là sự hình thành của nhiều ngành nghề mới.
 
Dựa trên thực tế này, vài năm gần đây, nhiều trường đại học, cao đẳng tập trung mở mới những nhóm ngành liên quan đến công nghệ, kỹ sư, chế tạo robot... Học sinh, sinh viên nếu biết theo đuổi ngành nghề phù hợp, đúng xu hướng và trọng điểm thì cơ hội tìm được việc làm sẽ rất cao.
 
TS Trần Kim Quyên, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công Thương Miền Trung cho hay: Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng là người học có đủ khả năng để nắm bắt, thích nghi với những cơ hội mà ngành nghề đó mang lại hay không. Như đã đề cập, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động mạnh đến nền giáo dục nước ta, ranh giới giữa các ngành học sẽ không còn có sự phân chia rõ ràng mà phải hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra không thể không nhắc đến một trong những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 là vào sự lựa chọn ngành nghề theo học của học sinh, sinh viên.
 
Để thích ứng với cách mạng công nghệ số thì nhu cầu nhân lực các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, chế tạo… sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nếu lựa chọn các ngành nghề này thì ngoài chuyên ngành sinh viên phải học thêm các tín chỉ, kỹ năng liên quan khác và phải làm quen với những phương pháp học tập mới. Trước đây, người lao động giỏi chuyên môn, tay nghề là có thể thành công, nhưng ngày nay hai điều đó mới chỉ là yếu tố cần chứ chưa đủ.
 
Bởi bên cạnh chuyên môn, người lao động cần phải có những kỹ năng mềm như: Khả năng tư duy sáng tạo và tính chủ động trong công việc, kỹ năng sử dụng máy tính, internet, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng an toàn và tuân thủ kỷ luật lao động, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian...
 
Kỹ thuật xây dựng là một trong những ngành học thu hút nhiều sinh viên theo học tại Trường đại học Xây dựng Miền Trung. Ảnh: THÚY HẰNG
 
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh
 
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh đến số lượng, chất lượng của việc làm hiện tại và tương lai. Do đó, học sinh rất cần sự tư vấn, định hướng nghề nghiệp từ các trường trung học.
 
Thực hiện đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh, Sở GD-ĐT đã yêu cầu các trường THCS, THPT nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; tăng cường các hoạt động giáo dục khởi nghiệp, tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong trường phổ thông nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của học sinh... Qua đó, việc định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học đã có kết quả khả quan, nhiều học sinh không còn xem đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp.
 
Chia sẻ với các thí sinh trong việc chọn ngành nghề trong mùa tuyển sinh năm 2020, ThS Nguyễn Vân Trạm, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo (Trường đại học Xây dựng Miền Trung) cho hay, nhà trường luôn rộng cửa để đón tiếp học sinh đến tham quan, tìm hiểu ngành nghề mà trường đào tạo. Thông qua đó giúp các em xác định rõ được năng lực và phẩm chất của mình như sở thích, khả năng, cá tính… để định hướng nghề nghiệp.
 
Còn ThS Nguyễn Hồng Phong, Trưởng Phòng Đào tạo (Trường cao đẳng Nghề Phú Yên), chia sẻ: Hiện nay thị trường lao động tại Việt Nam đang rơi vào tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Nghĩa là, người học cao thì nhiều nhưng người học nghề thì ít. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu lựa chọn học nghề, các em sẽ có cơ hội làm việc sớm và dễ xin được việc làm. Ngoài ra, học trung cấp, cao đẳng các em không chỉ có nghề mà vẫn có thể học lên đại học nếu muốn”. 
 
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 76
accessibility Hôm qua: 106
account_circle Trong tháng: 275.428
account_box Trong năm: 24.051
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.371