Chung tay xóa nghèo bền vững

Cập nhật lúc:   15:32:54 - 16/10/2024 Số lượt xem:   19 Người đăng:   Administrator
Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất là một trong những giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững. Trong ảnh: Giải ngân vốn tín dụng chính sách tại điểm giao dịch xã Hòa Kiến Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất là một trong những giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững. Trong ảnh: Giải ngân vốn tín dụng chính sách tại điểm giao dịch xã Hòa Kiến
Vi phương châkhông đ ai b b li phía sau, công tác gim nghèo luôđưc cy, chính quyn các cp trong tnh quan tâm lãnh đo, ch đo quyết lit thông qua các chương trình, chính sách h tr, trin khai nhiu gii pháp giúp h nghèo vươn lên trong cuc sng.
Toàn tỉnh đang triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo hướng đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, góp phần thay đổi bộ mặt KT-XH ở các địa phương, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn. 
Đại diện Sở LĐTB&XH cùng chính quyền xã Hòa Thịnh (huyện Tây Hòa) bàn giao nhà cho bà Nguyễn Thị Đào. Ảnh:KIM CHI

Đng b nhiu gii pháp 
Ông Lê Ngọc Sơn, Phó Trưởng phòng Bảo trợ xã hội - Trẻ em - Bình đẳng giới (Sở LĐTB&XH) cho biết: Đến đầu năm 2024, toàn tỉnh còn 8.481 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 3,22%. Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh đã thực hiện các mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin… 
Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên, toàn tỉnh đã cấp 12.088 thẻ BHYT cho người nghèo và 29.367 thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo. Đồng thời hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất cho 600 hộ nghèo với số tiền 30 tỉ đồng và 2.180 hộ cận nghèo với số tiền 108 tỉ đồng; 3.825 trường hợp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt vay 67 tỉ đồng. Với nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ đầu tư chăn nuôi, trồng trọt… phát triển kinh tế gia đình; học sinh sinh viên không bị bỏ học giữa chừng bởi áp lực về học phí, sinh hoạt hằng ngày. 
Anh Sô Lan Xuân ở xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa) khuyết tật, đi lại khó khăn, thuộc diện hộ cận nghèo. Được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi, anh đầu tư cải tạo ruộng vườn, trồng hơn 3ha mía. Nhờ mía được giá, sau một thời gian, anh đã trả hết nợ ngân hàng. Anh Sô Lan Xuân cho biết: “Được địa phương tạo điều kiện vay vốn ngân hàng và tham gia các lớp về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, gia đình tôi đã có thu nhập ổn định, thoát hộ cận nghèo”. 
Tương tự, gia đình anh Ksor ĐHăng ở buôn Bá, xã Ea Bá (huyện Sông Hinh) từng là hộ nghèo do không biết cách làm ăn. Được mời tham gia các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt…, vợ chồng ĐHăng mạnh dạn chuyển sang nuôi bò lai, nuôi dê, trồng sắn cao sản, mang lại hiệu quả cao. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình dần được cải thiện. 
Theo ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, trên địa bàn huyện có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, với 47,9% dân số là đồng bào DTTS. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của bà con đồng bào DTTS đã có nhiều đổi thay sâu sắc. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, đời sống kinh tế của người dân ở một số xã, thôn, buôn còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo, hộ tái nghèo còn cao. 
Trước thực trạng đó, huyện đã triển khai nhiều dự án, chương trình để giúp bà con có kế sinh nhai, thoát nghèo từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Huyện Sông Hinh phấn đấu đến cuối năm 2024 giảm tỉ lệ hộ nghèo còn không quá 3,28%. 
Hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố, xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo, cận nghèo cũng là giải pháp giúp các hộ thoát nghèo bền vững. Bà Nguyễn Thị Đào ở thôn Mỹ Lâm (xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa), nhiều năm qua khó khăn về nhà ở. Được các cấp, ngành, các nhà hảo tâm hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng nhà mới, bà Đào xúc động bày tỏ: Tôi mong ước có một căn nhà riêng đã lâu, nhưng không đủ khả năng. Nay được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, các nhà hảo tâm, tôi đã có căn nhà mơ ước. Tôi cảm ơn các cấp chính quyền, các nhà hảo tâm và bà con nhiều lắm. Mùa mưa năm nay, tôi không còn sống trong âu lo nữa. Sự giúp đỡ ân tình đó đã tiếp thêm động lực để tôi vươn lên trong cuộc sống, cố gắng chăm chỉ làm ăn, không để tái nghèo”.
Phđu không còn h nghèo 
Ông Phan Đại Thắng, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết: Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững. Qua đó giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là đồng bào DTTS hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nỗ lực phấn đấu lao động sản xuất từng bước tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo. 
MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng với chính quyền các cấp cũng đã tham gia giám sát, đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững tại cơ sở; từ đó phát hiện những tồn tại, hạn chế, kịp thời đề nghị các cơ quan, cấp có thẩm quyền giải quyết cho người dân. Đồng thời huy động nguồn lực từ cộng đồng, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, tham gia vào công tác giảm nghèo bền vững với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. 
Bên cạnh triển khai các dự án trong chương trình, tỉnh cũng đã triển khai các chính sách giảm nghèo thường xuyên, gồm chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo cho học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo; chính sách hỗ trợ về y tế; chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo; chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo thụ hưởng văn hóa thông tin; chính sách hỗ trợ nhà ở và chính sách hỗ trợ tiền điện; cải thiện dinh dưỡng… Các chính sách rất phù hợp và đồng bộ, thiết thực, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. 
Hiện nay, tỉnh đang rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2024; xác định tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại thời điểm cuối năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 để làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo năm 2025. Các địa phương cũng đang nỗ lực tuyên truyền, vận động để các hộ nghèo nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân, từ đó chủ động, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. 
“Thời gian tới, các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị, nhất là của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm, vai trò chỉ đạo trong triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo. Toàn tỉnh phấn đấu không còn hộ nghèo (trừ những hộ không có khả năng lao động) và giảm 1/3 hộ cận nghèo so với đầu kỳ (giai đoạn 2022-2025) theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia”, ông Thắng cho biết. 
Hiện nay, tỉnh đang rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2024; xác định tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại thời điểm cuối năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 để làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo năm 2025. Toàn tỉnh phấn đấu không còn hộ nghèo (trừ những hộ không có khả năng lao động) và giảm 1/3 hộ cận nghèo so với đầu kỳ (giai đoạn 2022-2025) theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia.
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 29
accessibility Hôm qua: 56
account_circle Trong tháng: 344.343
account_box Trong năm: 37.854
supervisor_account Tổng truy cập: 3.178.174