Góp ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Chương trình phát triển khoa học cơ bản

Cập nhật lúc:   16:49:22 - 26/09/2017 Số lượt xem:   349 Người đăng:   Administrator
TS Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo TS Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo
Là chủ đề cuộc hội thảo do Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 23/9/2016.
Là chủ đề cuộc hội thảo do Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 23/9/2016. TS Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam và bà Nguyễn Thanh Hà – đại diện Ban soạn thảo đồng chủ trì hội thảo. 

Khoa học cơ bản (KHCB) từ lâu đã được Nhà nước Việt Nam coi là nền tảng quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh quốc gia. Việc đầu tư cho KHCB cũng đã được triển khai từ những năm 90 của thế kỷ 20 với nhiều chương trình, dự án khác nhau với nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học. Nghị quyết 20-NQ-TW ngày 30 tháng 10 năm 2012 về phát triển Khoa học và Công nghệ đã chỉ rõ “tăng cường nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và mục đích công cộng…”

Nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW trong đó xác định nhiệm vụ cụ thể trong nội dung triển khai các định hướng, nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Bên cạnh các chương trình phát triển KHCB trong lĩnh vực vật lý, toán học đã được phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã soạn thảo chương trình phát triển các lĩnh vực khác như hóa học, khoa học sự sống, khoa học trí đất, khoa học biển để trình Chính phủ phê duyệt.

Mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao tiềm lực KHCB trong 4 lĩnh vực, phấn đấu đưa vị thế của khoa học Việt Nam đến năm 2025 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực (top 4 ASEAN), nghiên cứu có định hướng để tiếp thu, làm chủ các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia.

Dự thảo Chương trình cũng đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trên trong đó xác định các định hướng ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.

PGS.TS Cao Đình Triều – Hội khoa học kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam phát biểu tại hội thảo
 
Góp ý cụ thể vào dự thảo Chương trình, PGS.TS Cao Đình Triều – Hội khoa học kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam cho rằng dự thảo này phản ánh quyết tâm của nhà nước về việc thúc đẩy phát triển nghiên cứu cơ bản. Đây là định hướng đúng đăn, phản ánh tầm nhìn chiến lược của nhà nước trong đầu tư phát triển KHCB có định hướng phục vụ phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên PGS Triều cũng lưu ý dự thảo này chưa làm rõ được tính đột phá trong xác định hướng nghiên cứu và chương trình phát triển KHCB trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học Trái đất và Khoa học Biển; chưa có định nghĩa hoặc tiêu chí phân loại nghiên cứu cơ bản phù hợp với phát triển khoa học thế giới và ở Việt Nam vì vậy còn thiếu chuẩn xác trong phân loại nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản có định hướng ứng dụng. Bên cạnh đó, PGS Triều cũng cho rằng trong dự thảo chưa làm rõ được vai trò, vị trí của Liên hiệp Hội Việt Nam đối với việc tham gia thực hiện chương trình có ý nghĩa quan trọng đối với nền khoa học Việt Nam vì Liên hiệp Hội Việt Nam là nơi tập hợp đông đảo nhất đội ngũ trí thức KHCN của cả nước.

TS Nguyễn Anh – Hội Hóa học Việt Nam phát biểu tại hội thảo
TS Nguyễn Anh – Hội Hóa học Việt Nam góp ý cho lĩnh vực hóa học thì cho rằng dự thảo chương trình cần làm rõ định hướng ưu tiên trong giai đoạn 10 năm từ 2016 đến 2025. Xác định cụ thể, chính xác và tập trung các định hướng ưu tiên, đặc biệt trong mỗi lĩnh vực và đối tượng ưu tiên cần làm rõ chỗ đứng hiện tại và cái sẽ đạt được sau 10 năm.

PGS.TS Nguyễn Văn Cư – đại diện Hội Khoa học Biển Việt Nam thì cho rằng trong dự thảo Chương trình quan điểm phát triển KHCB gắn với nhiệm vụ của các trường đại học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ là chưa phù hợp. PGS Cư cho rằng việc các hoạt động nghiên cứu cơ bản hiện nay không chỉ được thực hiện tại các trường đại học mà còn được triển khai rộng rãi trong các viện nghiên cứu, thậm chí trong cả các cơ sở nghiên cứu ngoài công lập…Do đó việc phát triển KHCB cần được kết hợp giữa các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo. PGS Cư cũng đồng tình với quan điểm nghiên cứu cơ bản phải đi trước một bước nhằm đạt được mục tiêu đưa khoa học công nghệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Liên quan đến giải pháp thực hiện, PGS Cư cũng cho rằng các giải pháp nêu ra còn mờ nhạt, chưa tạo được sự đột phá, đặc biệt là giải pháp đầu tư về trang thiết bị, phương tiện phục vụ điều tra cơ bản.

Tại hội thảo, các đại biểu còn đưa ra nhiều ý kiến đóng góp xoay quanh các nội dung và giải pháp của chương trình như phát triển KHCB nhằm tập trung nâng cao tiềm lực KHCN phục vụ phát triển kinh tế biển và đấu tranh khẳng định chủ quyền biển đảo; bổ sung các lĩnh vực về mực nước và thủy triều (khoa học biển); tăng cường nguồn số liệu điều tra cơ bản về biển…..

Các ý kiến tại hội thảo sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo chương trình trước khi trình Chính phủ ban hành. 
Nguồn: vusta.vn ngày 26/09/2016
 
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 4
accessibility Hôm qua: 93
account_circle Trong tháng: 275.449
account_box Trong năm: 24.072
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.392