Những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Cập nhật lúc:   15:30:16 - 05/07/2022 Số lượt xem:   478 Người đăng:   Administrator
ảnh minh họa ảnh minh họa
Ngày 16/6/2022, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được Quốc hội biểu quyết thông qua. Theo đó, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, trừ quy định về b
Luật SHTT được ban hành từ năm 2005, sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009 và 2019 đã phát huy vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật đối với loại tài sản đặc biệt là quyền SHTT. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, Luật SHTT còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật SHTT lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, với mục tiêu tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền SHTT. 
Theo đó, Luật SHTT sửa đổi lần này có phạm vi khá rộng, với hơn 100 điều được sửa đổi, bổ sung. Luật đã nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các ĐBQH về rất nhiều nội dung, trong đó nội dung liên quan đến việc giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách Nhà nước được quan tâm nhiều nhất. Nội dung này được sửa đổi theo hướng quy định rõ ràng và chi tiết hơn, với việc trao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ ngân sách Nhà nước một cách tự động và không bồi hoàn cho tổ chức chủ trì trực tiếp tại luật, qua đó nhằm khuyến khích biến các kết quả nghiên cứu thành các tài sản được bảo hộ quyền SHTT, tạo tiền đề để khai thác thương mại đối với các tài sản này trên thị trường được hiệu quả hơn. 
Cụ thể, nội dung sửa đổi Luật SHTT tập trung vào các nhóm chính sách lớn như sau: Đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan; khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách Nhà nước; tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, dù là quyền được xác lập tự động mà không qua đăng ký (trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan) hay phải đăng ký (lĩnh vực sở hữu công nghiệp), thì các quy định liên quan đến thủ tục, thời hạn, thành phần hồ sơ... tiếp tục được hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ, nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch để khuyến khích, gia tăng hoạt động đăng ký, xác lập quyền SHTT nhằm tạo cơ sở, bằng chứng vững chắc trong việc xác định chủ thể quyền và đối tượng được bảo hộ, làm tiền đề cho việc khai thác quyền cũng như thực thi quyền sau này… 
Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT được Quốc hội thông qua, Bộ KH-CN sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai một số hoạt động để phổ biến, hướng dẫn thi hành luật như: tuyên truyền, phổ biến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội thảo...; thực hiện các thủ tục để xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật theo kế hoạch: trước mắt là việc sửa đổi một số nghị định của Chính phủ như Nghị định 103/2006/NĐ-CP về sở hữu công nghiệp, Nghị định 105/2006/NĐ-CP về quản lý Nhà nước và bảo vệ quyền SHTT... 
LỆ VĂN (tổng hợp)
Nguồn: Báo Phú Yên
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 89
accessibility Hôm qua: 106
account_circle Trong tháng: 275.441
account_box Trong năm: 24.064
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.384