TRÊN 20 LOẠI VACCIN PHÒNG BỆNH DÀNH CHO NGƯỜI

Cập nhật lúc:   15:38:10 - 03/01/2018 Số lượt xem:   3209 Người đăng:   Administrator
Ở Việt Nam, hiện nay có trên 20 loại vaccin đã và đang được lưu hành dành tiêm phòng bệnh cho người
Cập nhật ngày: 14/08/2017
Ở Việt Nam, hiện nay có trên 20 loại vaccin đã và đang được lưu hành dành tiêm phòng bệnh cho người, cụ thể là 

1- Vaccin phòng ngừa bại liệt Polio (IPV): Bại liệt có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong cho trẻ. Thuốc chủng ngừa bệnh bại liệt là một thành công bởi vì vắc-xin loại trừ hoàn toàn các loại vi rút gây bệnh bại liệt ở trẻ.
Trẻ em nên được tiêm IPV ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.
 
2a- Vaccin phòng ngừa viêm gan B: Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm ngay sau khi sinh 24h, và nhận được một liều lượng tương tự từ khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào lúc 6 đến 18 tháng tuổi.
 
Thuốc chủng ngừa này bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B – virus lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể (bàn chải đánh răng chia sẻ và một vài dụng cụ, đồ dùng cá nhân).
 
2b- Vaccin viêm gan A: Trẻ em có thể bắt viêm gan A từ đồ ăn hay thức uống hoặc khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc đưa các vật nhiễm khuẩn vào miệng. Đây là bệnh do virus gây tổn hại đến gan với một số triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, vàng da, và chán ăn.
Trẻ em tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi thường được tiêm hai liều thuốc chủng ngừa viêm gan A, với một khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là sáu tháng giữa các mũi tiêm.
 
3- Vaccin phòng ngừa Lao Tuberculosis: Tiêm vắc-xin BCG cho trẻ nhỏ có thể phòng được lao màng não và các thể lao nặng khác ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều cần phải được tiêm phòng bệnh lao, càng sớm càng tốt sau khi sinh.
 
4-5-6- Vaccin DPT bạch hầu, ho gà, uốn ván: ( Quinvaxem 5 trong 10)  Đây là loại vắc–xin đã được WHO tiền kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả 5 bệnh gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib)), =HG-BH-UV-Viem Gan B-Hib, trong đó thành phần kháng nguyên Ho Gà toàn tế bào, một loại khác là Pentaxim
 
7- Vaccin phòng ngừa thủy đậu: trái rạ do virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu, là loại bệnh phát ban rất dễ lây ở trẻ do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Thường trẻ bị thủy đậu có thể dẫn đến bị bệnh zona, một bệnh phát ban phồng rộp rất đau đớn.
Loại vắc-xin phòng bệnh này được tiêm chủng cho trẻ tốt nhất ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào độ tuổi giữa 4 và 6 tuổi. 
 
8- Vaccin Haemophilus  B: (Hib = Hemophilus influenzae typ b) Bệnh viêm màng não ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân như vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng và nấm. Những vi trùng hay gặp trong bệnh viêm màng não ở trẻ em là Hib, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, não mô cầu, Klebsiella, vi khuẩn đường ruột và các vi trùng khác. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chỉ có văcxin phòng bệnh viêm màng não do Hib và não mô cầu. Văcxin phế cầu khuẩn loại conjugate – loại có hiệu quả ở trẻ em hiện nay chưa xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Tiêm cho trẻ bắt đầu tháng thứ 2, 3, 4. Nhắc lại mũi thứ 4 khi trẻ khoảng 16-18 tháng tuổi.
 
9-10-11- Vaccin MMR 3.1(Measle-Mump-Rubella): Sởi – Quai bị - Rubella.(sởi Đức) Vắc-xin MMR giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi (gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ); quai bị (gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai, có thể di chứng thiểu năng tinh hoàn vô sinh nam); rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) (có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ).
 
Nên tiêm cho trẻ liều vắc-xin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.
 
12- Vaccin phòng cúm: Mỗi năm, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn. Bệnh do virus influenza gây ra, lây lan qua đường hô hấp và lưu hành toàn thế giới. Bệnh gây tình trạng nhiễm virus hô hấp cấp tính với các triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau cơ, đau họng. Hiện nay có thể ngừa cúm cổ điển ở người bằng cách tiêm văcxin hàng năm. Riêng các loại cúm biến thể như cúm A-H1N1 hay cúm gia cầm H5N1 hiện nay chưa có văcxin ngừa bệnh.
 
13- Vaccin phòng virus Rota: (RV) Ngừa tiêu chảy trẻ em. Thuốc chủng ngừa vi rút rota (RV); (tên thuốc RotaTeq, Rotarix) – một loại virut gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ được trao cho trẻ em ở 2 và 4 tháng tuổi (RotaTeq được tiêm cho trẻ vào lúc 6 tháng.) Thuốc chủng này được sản xuất ở dạng lỏng và là dạng thuốc uống.
 
14- Vaccin phòng ngừa Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV 13) Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV) Loại vacxin này được biết đến với tên gọi PCV 13 (tên thường gọi là Prevnar 13). Vacxin bảo vệ trẻ chống lại virus gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu… những virus có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ.
 
15- Vaccin phòng ngừa viêm não nhật bản: Bệnh viêm não Nhật Bản do virus gây ra qua trung gian truyền bệnh và muỗi. Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt đột ngột, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Sau 3-4 ngày trẻ có thể co giật, lơ mơ, hôn mê. Khoảng 20% trường hợp có thể diễn tiến nặng dẫn đến tử vong. Bệnh không có điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị nâng đỡ. Tiêm chủng là cách quan trọng để phòng ngừa bệnh. Tiêm văcxin này khi trẻ 1 tuổi.
 
16- Vaccin ngừa viêm màng não mô cầu khuẩn (MCV4,MPSV4) (goncoccus neisseria menigitide) Ở Việt Nam, có 02 loại Vắc-xin phòng bệnh Viêm Màng não do Não mô cầu sau đây: Vắc-xin bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn viêm màng não – bệnh phổ biến có thể lây nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống. MCV4 có tác dụng tốt nhất khi trẻ được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. 
  • Vắc-xin não mô cầu AC: Tên thương mại là Meningococcal polysaccharide vắc-xin AC, có thời gian bảo vệ khoảng 3 năm, được sử dụng để tiêm phòng bệnh cho trẻ em ở vùng có dịch bệnh lưu hành hoặc khi đang có dịch bùng phát. Thường tiêm một liều vắc-xin khi trẻ em được 18 tháng tuổi trở lên. 
  • Vắc-xin não mô cầu BC: Tên thương mại là VA-MENGOC-BC, được sử dụng để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm huyết thanh B và C, dùng tiêm cho trẻ em từ tháng tuổi thứ ba và các đối tượng sống trong vùng dịch hay phải đi đến vùng dịch bệnh; những người sống tập thể như các trung tâm chăm sóc trẻ em nội trú, doanh trại quân đội, nhà tù...
17- Vaccin uốn ván VAT hấp phụ tiêm bà mẹ mang thai tác dụng ngừa uốn ván sơ sinh cho con khi sinh Vắc xin uốn ván hấp phụ VAT được phối hợp từ giải độc tố uốn ván tinh chế. Có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván cho người lớn và trẻ em. Đặc biệt khuyến khích tiêm cho các đối tượng phụ nữ có thai để phòng bệnh uốn ván sau sinh. Trong 0,5 ml vắc xin uốn ván hấp phụ VAT có chứa:
  • Giải độc tố uốn ván tinh chế ≥ 40 đvqt
  • AlPO4 ≤ 3 mg
  • Merthiolate ≤ 0,05 mg
Lịch tiêm phòng:
Phác đồ cơ bản
  • Tiêm 3 mũi. Hai mũi đầu tiên cách nhau tối thiểu 30 ngày. Mũi 3 cách mũi 2 khoảng từ 6 -12 tháng.
Phác đồ tiêm cho phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (15 – 44 tuổi)
  • Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO thì phải tiêm tất cả 5 mũi, thời điểm tiêm và hiệu lực của vắc xin cụ thể như sau:
 
Mũi tiêm    Thời gian tiêm                                                                      Có khả năng bảo vệ              Hiệu lực bảo vệ
Mũi 1        Lứa tuổi dậy thì hoặc thời điểm trước khi mang thai                              Chưa                              Chưa
Mũi 2        Sau mũi 1: 4 tuần                                                                          1 - 3 năm                         80 - 90%
Mũi 3        Sau mũi 2: 6 tháng                                                                           5 năm                            95 - 98 %
Mũi 4        Sau mũi 3: 1 năm                                                                            10 năm
Mũi 5        Sau mũi 4: 1 năm                                                                    Suốt lứa tuổi sinh đẻ
 
Phác đồ tiêm cho phụ nữ đang mang thai.
  • Nếu trong giai đoạn trước khi mang thai chưa tiêm vắc xin uốn ván hoặc chưa hoàn thành tiêm đủ mũi thì khuyến cáo tiêm 2 mũi cho phụ nữ đang mang thai.
  • Hai mũi tiêm cách nhau 1 tháng. Và phải đảm bảo tiêm mũi thứ 2 trước thời điểm sinh tối thiểu 1 tháng.
18- Vaccin ngừa bệnh dại: là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng
 
Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:
- Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
- Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín. 
- Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn. 
- Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.
- Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.
 
19- Vaccin phòng Virus Zona: dân gian gọi bệnh dời ăn, mắt bồ lạch ăn Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ vừa đưa ra khuyến cáo nên tiêm chủng phòng bệnh zona cho những người trên 50 tuổi để hạn chế tối đa những tổn thất về sức khỏe và kinh tế do bệnh gây ra.
 
Nhiều nguy cơ dẫn đến các ca nhiễm mới bệnh zona
 
Hàng năm vẫn có 1.2 triệu ca zona nhiễm mới, trong đó 20% liên quan đến zona mắt (zona dây V1). Khoảng 20% đối tượng nhiễm zona bị viêm nhiễm nặng tại mắt như viêm giác mạc, viêm màng bồ đào và bệnh lý thần kinh. 10 năm sau nhiễm zona vẫn có nguy cơ bị giảm thị lực hoặc mù lòa (thị lực dưới 20/200), tỷ lệ sẹo mi dị hình mi và lông xiêu là từ 2-9%. Điều trị bằng thuốc chống virut có thể làm giảm các biến chứng và di chứng, tỷ lệ biến chứng có vẻ giảm nhiều nếu các thuốc chống virut được dùng sớm trong 3 ngày kể từ khi bệnh khởi phát. Đau sau khi khỏi bệnh gặp nhiều ở người có nhiều mụn rộp và đau nhức nhiều trong giai đoạn cấp, bệnh nhân có zona mắt. Biến chứng toàn thân nguy hiểm nhất là đột quỵ, hay gặp trên bệnh nhân nhiễm zona hơn là nhiễm herpes, viêm động mạch thái dương, nhồi máu cơ tim hoặc trầm cảm. Ước tính trong đời người sẽ có khoảng 1/3 bị nhiễm zona. Cho dù là bệnh khá phổ biến và rất nặng trên đối tượng suy giảm miễn dịch nhưng phần lớn, khoảng trên 90% không phải là đối tượng suy giảm miễn dịch. Trong khi tỷ lệ mắc ngày càng tăng, tuổi bắt đầu bị bệnh là 40, gặp nhiều nhất là lứa tuổi 50. Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì tuổi trung bình là 52. Các yếu tố nguy cơ được nhắc tới là suy giảm miễn dịch, nữ giới cao tuổi, suy kiệt, suy tim, chấn thương sọ não, tiểu đường, suy thận và trầm cảm.
 
20a- Vaccin ngừa Human Papillomavirus (HPV):Sùi mà gà HPV 6-11 Gardasil.
Dùng Podophillin 25% chấm khéo léo tai chỗ bảo vệ mô lành chung quanh bằng mỡ tetrracycline,
Wortie áp lạnh tại chỗ tại nhà có thể tự làm một bình có thể áp 20 lần không đau không cần gây tê , đốt lazer , đốt điện…
Tiêm ngừa Vaccin tiêm ngừa HPV 6-11 Gardasil
20b– Vaccin ngừa ung thưcổ tử cung do virus HPV 16-18 bằng vaccin  cervarix 16-18, Gardasil 6-11-16-18, Gardasil 9 chưa có ở Việt Nam. Ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng, điều trị ung thư bằng phương pháp tổng hợp có ưu thế hơn điều trị bằng phương pháp đơn nhất, sự kết hợp của nhiều kĩ thuật điều trị đã xoá bỏ được những hạn chế của kĩ thuật điều trị đơn nhất, bổ sung ưu thế cho nhau đem lại hiệu quả tốt hơn trong điều trị ung thư cổ tử cung. Và một số loại vắc xin khác như vắc xin tả, vắc xin thương hàn,
Dưới đây là một số hình ảnh các loại vacxin hiện hành
  •      Lịch tiêm cụ thể của từng loại vaccin: truy cập lịch tiêm vaccin ngừa bệnh trên trang web. 
Bài viết: Bs Nguyễn Anh Tuấn - TTCS SKSS Tỉnh

 

 
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 52
accessibility Hôm qua: 74
account_circle Trong tháng: 244.260
account_box Trong năm: 24.482
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.802